Vụ tấn công vào Ả Rập Saudi làm lộ điểm yếu của... Trung Quốc
Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cuối tuần trước vào các cơ sở sản xuất dầu của Ả Rập Saudi đã có ảnh hưởng lớn thị trường năng lượng toàn cầu và đặc biệt là Trung Quốc.
Trung Quốc là một trong những nước mua nhiều dầu nhất từ Ả Rập Saudi (ảnh CNN)
Trong khi các nhà chức trách Ả Rập Saudi cam kết việc sản xuất dầu tại hai nhà máy bị tấn công sẽ sớm trở lại vào cuối tháng 9 này và giá dầu sẽ giảm, thì hậu quả của tấn công nói trên đã gây ra một lỗ hổng lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc. Đó là làm gián đoạn nguồn cung về dầu.
Là quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Trung Quốc phụ thuộc nặng nề về năng lượng vào các quốc gia khác, đặc biệt là Ả Rập Saudi. Mặc dù Bắc Kinh đang cố gắng để giảm sự phụ thuộc này, nhưng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao, cùng cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, đang đẩy Trung Quốc vào tình thế khó xử.
So với những năm trước đó, năm nay, Trung Quốc càng phải mua nhiều dầu hơn từ Ả Rập Saudi. Nga, Iran, Ả Rập và Mỹ là các bạn hàng truyền thống lớn, cung cấp dầu cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nước này đã buộc phải cắt giảm ít nhất hai trong số các nguồn cung cấp dầu của mình.
Theo số liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc, việc nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã giảm 76% trong nửa đầu năm 2019 do chiến tranh thương mại với Mỹ leo thang. Cùng với đó, nhập khẩu dầu từ Iran cũng giảm mạnh do các lệnh trừng phạt từ chính quyền của ông Trump áp đặt, đối với các nước mua dầu thô của Iran.
Ả Rập Saudi đã giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng trống về sự thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ. Ả Rập đã trở thành bạn hàng cung cấp dầu lớn nhất cho Trung Quốc trong những tháng gần đây của năm 2019. Tỷ lệ nhập khẩu dầu từ Ả Rập Saudi của Trung Quốc đã tăng lên 18% trong năm nay và lần đầu tiên, vượt qua Nga sau hơn 5 năm.
Nền kinh tế của Trung Quốc đang trải qua giai đoạn khó khăn khi thiếu hụt nguồn cung về dầu (ảnh CNN)
Cuộc tấn công vào hai nhà máy sản xuất dầu hôm thứ bảy tuần trước đã làm giảm một nửa sản lượng sản xuất dầu của Saudi, điều này khiến Trung Quốc vô cùng lo lắng. Ông Hua Chunying, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo vào hôm thứ ba:
"Chúng tôi rất lo ngại về tác động tiềm tàng của cuộc tấn công đối với nguồn cung dầu thô quốc tế và sự ổn định giá cả".
Mặc dù, Bắc Kinh đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải đa dạng hóa các nguồn năng lượng, nhưng năm 2018, Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu gần 70% lượng dầu tiêu thụ. Hiệp hội Doanh nghiệp Dầu khí Trung Quốc lo ngại con số đó sẽ còn tăng lên 72% vào năm 2019.
Khi nền kinh tế phát triển, Trung Quốc sẽ càng cần đến nhiều dầu hơn. Nhưng nền sản xuất năng lượng trong nước của họ lại không thể đáp ứng kịp. Năm ngoái, sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm 1,3% xuống 189 triệu tấn. Đây là năm thứ ba mà sản lượng dầu của nước này giảm liên tiếp.
Nguồn dự trữ dầu của Trung Quốc đang giảm dần do tốc độ tiêu thụ nội địa ngày càng tăng (ảnh NIKKEI)
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 2,8% trong tháng 8 năm nay, chủ yếu là do giá thịt lợn tăng đột biến, do ảnh hưởng của bệnh dịch. Giờ đây, người dân Trung Quốc sẽ còn phải vật lộn hơn vì giá nhiên liệu tăng cao. Vào hôm thứ tư vừa rồi, giá bán lẻ xăng dầu của Trung Quốc đã được điều chỉnh tăng, khi giá dầu tăng thêm 125 tệ (17,6 USD) mỗi tấn.
Thống kê cho biết vào cuối năm 2017, Trung Quốc đã đã thành lập 9 cơ sở dự trữ dầu lớn trên cả nước, với công suất kết hợp là 37,7 triệu tấn. Tuy nhiên, theo số liệu năm 2018, lượng dầu dự trữ này chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc trong khoảng ba tuần. Hơn bao giờ hết, Trung Quốc đang rất cần các biện pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào những nguồn năng lượng cũ.
Iran ngay lập tức có phản ứng khi Mỹ mới đây cho biết nước này đang xây dựng một liên minh để ngăn chặn các mối đe...