Vụ quan chức đào tẩu bị Triều Tiên bắn chết: Hàn Quốc làm lộ bí mật quan trọng?

Thông tin lính biên phòng Triều Tiên bắn chết quan chức Hàn Quốc đào tẩu dẫn đến lời xin lỗi hiếm hoi của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nhưng có thể đã để lộ cách thức Hàn Quốc thu thập tin tình báo từ người hàng xóm ở phương bắc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Theo CNN, binh sĩ Triều Tiên bắn chết quan chức Ngư nghiệp Hàn Quốc khi người này trôi dạt vào lãnh hải Triều Tiên vào ngày 22.9.

Trong thông điệp gửi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Kim đã gửi lời xin lỗi về sự cố xảy ra ở vùng lãnh hải, sau khi quan chức Hàn Quốc không đáp lời binh sĩ Triều Tiên, bất chấp cảnh báo.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc là cơ quan đầu tiên thông báo về vụ xả súng và cung cấp các mốc thời gian sự kiện xảy ra. Nhưng hầu hết các chi tiết cụ thể được đăng tải trên báo chí nhờ vào nguồn tin từ các chính trị gia Hàn Quốc.

Các chính trị gia này đã tham dự cuộc họp do quan chức quân đội và an ninh chủ trì. Việc rò rỉ thông tin như vậy có vẻ như là bình thường, nhưng có thể đã vô tình làm lộ cách tình báo Hàn Quốc thu thập thông tin ở Triều Tiên.

Joo Ho-young, một chính trị gia đảng đối lập ở Hàn Quốc, nói trên đài phát thanh rằng thông tin mà ông cung cấp “đã được xác minh thông qua hoạt động tình báo đặc biệt, không chỉ dựa trên thông tin mà Bộ Quốc phòng cung cấp, được nghe kể trực tiếp thông qua mạng lưới giám sát”.

Kể từ đó, quan chức quân đội Hàn Quốc đã thể hiện sự thất vọng với cách mà các chính trị gia tiết lộ thông tin mật, lo ngại rằng Bình Nhưỡng sẽ thay đổi mật mã hoặc đổi hẳn phương thức liên lạc, vốn đã được tình báo Hàn Quốc nắm rõ.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (phải) chủ trương bình thường hóa quan hệ liên Triều.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (phải) chủ trương bình thường hóa quan hệ liên Triều.

“Thông tin tình báo đặc biệt được công khai tùy tiện như vậy là không phù hợp”, quyền phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Moon Hong-sik nói trong cuộc họp báo ngày 5.10. “Hành động như vậy không chỉ tạo rào cản cho các hoạt động quân sự của quân đội, mà còn không hề có lợi đối với an ninh quốc gia”.

Kim Byung-joo, chính trị gia đảng cầm quyền và là cựu tướng 4 sao của quân đội Hàn Quốc, nói trên CNN rằng “phương thức thu thập thông tin tình báo phải được giữ bí mật”.

“Các thông tinh tình báo như vậy thường là do liên minh Mỹ-Hàn Quốc thực hiện. Khi Bộ Quốc phòng tiết lộ cho các chính trị gia, chúng tôi từng nhấn mạnh với họ là không được tiết lộ ra ngoài”, ông Kim nói.

Ông Kim nói việc tiết lộ thông tin một cách tùy tiện như vậy có thể sẽ làm hủy hoại mạng lưới tình báo mà Hàn Quốc mất thời gian và công sức mới xây dựng được ở Triều Tiên.

Năm 2008, khi cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il bị đột quỵ, tình báo Hàn Quốc còn biết rõ ông Kim Jong Il vẫn có thể tự đánh răng, đứng dậy nếu có người giúp. Các thông tin này sau đó xuất hiện công khai trên các phương tiện truyền thông Hàn Quốc.

 “Sự kiện đó đã để lại khoảng trống lớn về nhân lực đối với mạng lưới thông tin tình báo ở Triều Tiên”, Yeo Suk-joo, cựu phó thủ tướng Hàn Quốc, nói trên CNN. “Tôi hi vọng đây sẽ là cơ hội để các chính trị gia và giới chức quân đội đánh giá lại tình hình”.

Ông Kim Byung-joo cáo buộc các chính trị gia đối lập cố tình tiết lộ thông tin mật nhằm gây ảnh hưởng đến chính quyền của Tổng thống Moon Jae In.

Hàn Quốc kết luận nguyên nhân quan chức nhảy xuống biển bị Triều Tiên bắn chết

Hàn Quốc ngày 29.9 đã đưa ra kết luận chính thức vụ quan chức chính phủ nước này bị bắn chết ở vùng biển Triều Tiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Hàn Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN