Vụ phun trào núi lửa mạnh gấp 10.000 bom hạt nhân, khiến 37.000 người chết

Núi lửa Krakatoa từng phun trào khủng khiếp cách đây 135 năm, tạo nên thảm họa khiến hàng chục ngàn người chết.

Vụ phun trào núi lửa mạnh gấp 10.000 bom hạt nhân, khiến 37.000 người chết - 1

Vụ phun trào khủng khiếp năm 1883 khiến 37.000 người chết.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), cho đến nay đã có 429 người chết và 1.300 người bị thương do sóng thần ập đến ở Indonesia hôm 22.12.

Nhưng người dân Indonesia biết rằng thảm họa này chưa là gì so với vụ phun trào khủng khiếp năm 1883 khiến 37.000 người chết.

Ngày 27.8.1883, núi lửa Krakatoa nằm ở eo biển Sunda, giữa Java và Sumatra chính thức ghi tên vào lịch sử, khi làm thay đổi thời tiết trên toàn cầu suốt nhiều năm.

Mạnh hơn cả bom hạt nhân

Vụ phun trào kéo dài trong nhiều ngày bao gồm 4 tiếng nổ lớn, mỗi lần kích hoạt sóng thần trong khu vực, tàn phá 150 ngôi làng ven biển và khiến 37.000 người chết.

Vụ phun trào núi lửa mạnh gấp 10.000 bom hạt nhân, khiến 37.000 người chết - 2

Núi lửa Krakatoa phun trào tro bụi cao tới 27km.

Sức công phá của vụ nổ được ghi nhận mạnh gấp 10.000 lần bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hirsohima trong Thế chiến 2. Cột tro bụi khổng lồ phun trào lên bầu trời khiến nhiệt độ Trái đất giảm hơn 1 độ C trong năm sau đó.

Ước tính cột tro bụi khi đó cao tới 27km, còn khiến cho cả khu vực chìm trong bóng tối suốt nhiều ngày. Nhiều hiện tượng lạ như mặt trời màu xanh được ghi nhận trên Trái đất suốt 3 năm sau đó.

Thế giới biết đến vụ phun trào này 24 giờ sau khi vụ việc xảy ra, nhờ nguồn tin đến từ Jakarta. Đây là thảm họa tự nhiên đầu tiên được ghi nhận nhanh như vậy.

“Tôi đang là hành khách trên con thuyền hơi nước ở eo biển Malacca thì chứng kiến cảnh tượng bất thường trên bầu trời, giống như một ngọn đuốc khổng lồ được phát sáng”, một thủy thủ viết trong nhật ký năm 1883.

Cơn chấn động lan tỏa toàn thế giới

Vụ phun trào núi lửa mạnh gấp 10.000 bom hạt nhân, khiến 37.000 người chết - 3

Vụ nổ ở Krakatoa đượcc coi là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất lịch sử.

Sức công phá của vụ nổ lan tỏa đến tận Úc, Ấn Độ Dương và Mauritius. Thủy thủ Anh ở cách hiện trường 70km nói rằng họ vẫn nghe thấy tiếng nổ dồn dập.

“Vụ nổ được ghi nhận lên tới 172 decibel ở cách hơn 100km. Đây rõ ràng là một âm thanh rất lớn”, nhà nghiên cứu Aatish Bhatia nói. “Điều đáng nói là 5 ngày sau đó, các trạm khí tượng ở 50 thành phố trên thế giới vẫn còn ghi nhận tiếng nổ. Tức là âm thanh cần nhiều thời gian đến vậy để lan tỏa đi khắp thế giới”.

Thảm họa Krakatoa xảy ra vào thế kỷ 19 được ghi nhận nhiều nhất thông qua hội họa. Nhà sưu tập Evard Munch nói: “Thảm họa Krakatoa đã thổi hồn cho những tác phẩm nghệ thuật về thiên nhiên trên thế giới suốt 10 năm sau đó”.

Ngày nay, giới chức Indonesia cảnh báo núi lửa Anak Krakatoa vẫn có khả năng phun trào, tiếp tục gây sóng thần.

“Mối đe dọa này vẫn hiện hữu, núi lửa nhiều khả năng sẽ vẫn còn hoạt động mạnh”, cơ quan ứng phó thảm họa Indonesia cho biết.

Trận động đất, sóng thần tương đương 23.000 bom nguyên tử tàn phá Indonesia

Người Indonesia từng phải hứng chịu thảm họa sóng thần, động đất lớn hơn nhiều lần so với những gì xảy ra trên đảo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Sóng thần ở Indonesia Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN