Vụ phát hiện cổ vật chấn động, có thể phải viết lại lịch sử TQ: Bí ẩn chiếc hộp gỗ

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc hôm 21.3 công bố phát hiện hơn 500 cổ vật tại di chỉ Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, nơi được coi là nắm giữ bí mật có thể viết lại lịch sử Trung Quốc.

Các nhà khảo cổ khai quật hố hiến tế thứ 6.

Các nhà khảo cổ khai quật hố hiến tế thứ 6.

Các cổ vật được khai quật tại 6 chiếc hố hiến tế, có niên đại cách đây 3.200 năm.

100 chiếc ngà voi, mặt nạ vàng tinh xảo nhất là các hiện vật mới được tìm thấy tại di chỉ khảo cổ Tam Tinh Đôi, nhưng chưa phải là những cổ vật bí ẩn nhất.

Tại hố hiến tế số 6, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện một chiếc hộp gỗ bí ẩn. Chiếc hộp có chiều dài 170cm, rộng 60cm và cao khoảng 40cm.

Mặt phía trong hộp gỗ cơ bản đã bị cháy thành than nên kết cấu rất mỏng manh. Các chuyên gia cho rằng chiếc hộp đã bị đốt cháy trong một nghi lễ nào đó và có thể món đồ đựng bên trong đã bốc hơi do nhiệt độ cao.

Nhóm khảo cổ cũng bất ngờ tìm thấy dấu vết của chu sa ở đáy hộp. Chu sa là tên thường gọi của những khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, thường tồn tại dưới dạng bột màu đỏ. Lịch sử Trung Quốc đã nhiều lần ghi nhận chu sa được sử dụng làm thuốc trường sinh hoặc dùng làm bẫy đặt trong các lăng mộ.

Giới khảo cổ Trung Quốc hiện chưa thể khẳng định chu sa trong chiếc hộp gỗ bí ẩn này có tác dụng gì.

Dấu vết chu sa ở đáy hộp gỗ. Ảnh:CCTV

Dấu vết chu sa ở đáy hộp gỗ. Ảnh:CCTV

Ran Honglin, trưởng nhóm khảo cổ ở di chỉ Tam Tinh Đôi, nói: "Khi được chôn xuống hố hiến tế, chiếc hộp vẫn ở trong tình trạng tương đối tốt, nguyên vẹn.

Hiện tại chúng tôi đang đưa chiếc hộp về phòng thí nghiệm để làm sạch và tìm hiểu xem nó từng được sử dụng để đựng thứ gì”.

Các nhà khảo cổ Trung Quốc từng thu thập được hơn 1.000 hiện vật tại di chỉ Tam Tinh Đôi vào năm 1986. Khu di chỉ này tình cờ được phát hiện khi một nông dân đào đất để lấy nguyên liệu làm gạch.

Trả lời câu hỏi vì sao các nhà khảo cổ gần đây mới mở rộng khai quật ở di chỉ Tam Tinh Đôi, Lei Yu, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ tỉnh Tứ Xuyên, nói: “Khảo cổ không phải là công việc vội vàng. Chúng tôi nghiên cứu các mẫu vật, chờ đợi quy hoạch bài bản rồi mới cho mở rộng khai quật”.

Các hố hiến tế số 1 và số 2 bắt đầu được khai quật lại. Đến tháng 12 năm ngoái, các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật đến hố hiến tế thứ 8 và cũng là hố hiến tế rộng nhất với kích thước 19m2.

Lei nói đa phần các hiện vật đều tương đồng với các hiện vật từng tìm thấy năm 1986, nhưng cũng có thêm một số phát hiện quan trọng như trên.

Để đảm bảo các hiện vật khai quật còn nguyên trong tình trạng như trước khi được đào lên, các nhà khảo cổ cho dựng một lồng kính, tạo môi trường có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp. Phương pháp khai quật như vậy chưa từng được thực hiện ở bất kì nơi nào khác tại Trung Quốc.

Các chuyên gia khảo cổ từng nhận định, di chỉ Tam Tinh Đôi là bằng chứng về một nền văn minh chưa từng được biết đến ở Trung Hoa cách đây 3.000 năm. Nền văn minh này nếu có thật sẽ khiến lịch sử Trung Quốc phải viết lại.

Tìm thấy báu vật bằng vàng gây chấn động, có thể phải viết lại lịch sử Trung Quốc

Cổ vật được tìm thấy ở phía tây nam Trung Quốc tiết lộ về một nền văn minh chưa từng được biết đến, có thể phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - China Daily (Dân Việt)
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN