Vụ MQ-9 Reaper rơi trên biển Đen: Ai có lỗi?

Vụ máy bay không người lái Mỹ rơi trên biển Đen đang là đề tài quan tâm hàng đầu trong dư luận quốc tế bởi tính chất nghiêm trọng và những hệ lụy có thể có. Vụ việc đánh dấu sự leo thang mới trong đối đầu giữa Mỹ và Nga xung quanh khu vực chiến sự Ukraine, khiến cộng đồng quốc tế lo ngại sự leo thang này có thể dẫn đến những tính toán sai lầm nguy hiểm.

Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ cho biết vụ rơi máy bay không người lái diễn ra sau khi 2 tiêm kích Su-27 Nga tiếp cận, bay cắt mặt và xả dầu vào UAV MQ-9 Reaper trên vùng biển ngoài khơi Crimea hôm 14/3, rồi sau đó một chiếc Su-27 va vào cánh quạt UAV và buộc không quân Mỹ điều khiển UAV lao xuống biển.

Trong khi đó, câu chuyện từ phía Bộ Quốc phòng Nga thì khác, cho rằng máy bay Su-27 của Nga không sử dụng vũ khí trên không, chỉ tiếp cận ở cự ly gần để giám sát hoạt động của chiếc MQ-9 Reaper và không có sự va chạm nào xảy ra, còn việc chiếc máy bay không người lái này rơi là do lỗi kỹ thuật của phía Mỹ khi vận hành dẫn tới những thay đổi đột ngột về tốc độ và cao độ.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ.

Máy bay không người lái MQ-9 Reaper của Mỹ.

Hai bên đã công bố các video để chứng minh cho lập luận của mình. Video của Bộ Quốc phòng Nga công bố đã cho thấy rõ chiếc Su-27 của Nga tiếp cận máy bay MQ-9 Reaper của Mỹ và nhanh chóng vượt qua vì chênh lệch tốc độ - tốc độ của chiếc Su-27 Nga cao hơn rất nhiều lần so với tốc độ chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ. Trong khi đó, video của Bộ Quốc phòng Mỹ công bố thể hiện một chiếc Su-27 bay cắt mặt chiếc MQ-9 Reaper và xả dầu vào không trung. Hành động xả dầu được thực hiện khi máy bay cần giảm trọng lượng toàn thân trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, trong lịch sử đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô (nay là Nga), hành động xả dầu được sử dụng như một động tác nhằm khống chế hướng bay của đối phương trong một cuộc chạm trán trên không.

Vụ rơi máy bay không người lái MQ-9 Reaper hôm 14/3 là lần đầu tiên xảy ra một cuộc chạm trán như thế giữa hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới xung quanh vùng chiến sự Ukraine. Tuy nhiên, trong quá khứ cũng từng có nhiều vụ va chạm khác xảy ra tại các vùng trời khác nhau giữa máy bay Nga-Mỹ. Đã có một loạt các trường hợp va chạm gần kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Năm 2017, một chiếc Su-27 đã bay gần một cách nguy hiểm máy bay giám sát RC-135 Rivet Joint. Năm 2018, một máy bay chiến đấu của Nga đã bay ngang mũi máy bay do thám EP-3 của Mỹ và vào năm 2020, một chiếc Su-27 đã bay thẳng trước máy bay ném bom B-52 của Mỹ.

Một nghiên cứu của Rand Corporation năm 2021 khi phân tích hàng chục sự cố cọ xát đã kết luận rằng đó là một vấn đề về chính sách và Rand gọi là “tín hiệu cưỡng chế”. Rand Corpora[1]tion cho rằng Nga áp dụng chính sách này là nhằm giữ cho máy bay và tàu thuyền của Mỹ tránh xa vùng ranh giới của cuộc chiến Ukraine và hạn chế việc các lực lượng Ukraine đang được hưởng lợi từ sự hỗ trợ tình báo của Mỹ. Mary Ellen O’- Connell, giáo sư tại Trường Luật Notre Dame cũng cho rằng việc Nga xả dầu và khiến cho máy bay không người lái của Mỹ rơi trên Biển Đen là hành động không bị xem là vi phạm pháp luật quốc tế. Chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ khi đó đang tiến hành hoạt động thu thập tình báo khu vực bán đảo Crimea để giúp Ukraine chuẩn bị cho cuộc tấn công vào bán đảo này, vì thế Nga có quyền ngăn chặn hoạt động này. Nếu Nga có trực tiếp va chạm làm rơi chiếc MQ-9 Reaper thì Mỹ cũng khó lòng buộc Nga phải chịu trách nhiệm hoặc có hành động nào đó để trả đũa.

Với việc một chiếc máy bay không người lái của Mỹ rơi xuống khu vực Biển Đen gần bán đảo Crimea, dư luận cho rằng đây là dấu hiệu của sự leo thang đối đầu giữa hai cường quốc. Từ khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu cách đây hơn 1 năm, sự đối đầu giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây với Nga cũng gia tăng. Mỹ và đồng minh triển khai chính sách thù địch, bao vây, cấm vận Nga trên nhiều lĩnh vực, thậm chí cấm vận cả dầu khí, tịch thu tài sản của các tỉ phú người Nga,... Đặc biệt, trên chiến trường Ukraine, Mỹ và đồng minh đã ồ ạt cung cấp vũ khí và khí tài quân sự hiện đại để giúp Ukraine chống lại Nga. Sự hỗ trợ này là gián tiếp đối đầu với Nga. Gần đây, Mỹ và đồng minh châu Âu đã hứa cung cấp cho Ukraine xe tăng công nghệ cao với hy vọng tạo điều kiện cho Ukraine xoay chuyển cục diện chiến trường khi Nga triển khai đợt tấn công mới. Hiện tại, Ukraine đang vận động Mỹ và đồng minh cung cấp máy bay chiến đấu hiện đại để triển khai chiến dịch phản công nhằm thu hồi các vùng đất bị chiếm. Người ta xem việc cung cấp xe tăng công nghệ cao đã là một bước leo thang mang tính chất đối đầu của Mỹ và đồng minh đối với Nga trong cuộc chiến Ukraine. Nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục leo thang trợ giúp Ukraine bằng cách gửi máy bay chiến đấu, có nguy cơ Mỹ và đồng minh bị lôi kéo sâu vào cuộc chiến và sự leo thang sẽ dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa Mỹ và Nga - hai cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới. Sự đối đầu này thời gian qua đã nhiều lần được các chuyên gia lên tiếng cảnh báo khả năng xảy ra Chiến tranh Thế giới lần III nếu Mỹ và các đồng minh NATO không kiềm chế trong chính sách đối đầu với Nga thông qua việc hỗ trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine.

Ngày 16/3, Thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga Nikolai Patrushev cho biết Nga đang có kế hoạch trục vớt chiếc MQ-9 Reaper để nghiên cứu. Sergei Naryshkin, người đứng đầu Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga cho rằng Nga có đủ năng lực về công nghệ để trục vớt chiếc máy bay cho dù đáy Biển Đen khu vực máy bay rơi có độ sâu lên đến gần 1.500 mét. Người Mỹ không tin rằng Nga có thể làm được việc đó, cho rằng với độ sâu như thế sẽ không có đủ thiết bị cần thiết để trục vớt.

Video: Chiến đấu cơ Su-27 Nga áp sát ”Ác điểu” MQ-9 Reaper của Mỹ

Một ngày sau cuộc chạm trán giữa chiến đấu cơ Su-27 Nga và "Ác điểu" MQ-9 Reaper của Mỹ, video mới được công bố quay cảnh hai mẫu máy bay loại này áp sát ở cự ly gần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Châu (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN