Vụ máy bay Indonesia rơi: Có kết quả từ hộp đen

Kết quả phân tích dữ liệu từ hộp đen đầu tiên được công bố trong bối cảnh giới chức Indonesia tuyên bố tìm thấy một số bộ phận từ hộp đen thứ 2 của máy bay chở 62 người gặp nạn tại vùng biển Java.

Hộp đen máy bay Indonesia được trục vớt. Ảnh: Reuters

Hộp đen máy bay Indonesia được trục vớt. Ảnh: Reuters

Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia (KNKT), dữ liệu từ hộp đen đầu tiên (hay còn gọi là thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay - FDR) của máy bay thuộc hãng Sriwijaya Air gặp nạn hôm 9/1, cho thấy, cả 2 động cơ của chiếc Boeing  Co 737-500 đều hoạt động bình thường khi máy bay rơi xuống biển. 

"FDR chứa 330 thông số và tất cả đều trong tình trạng tốt", KNKT tuyên bố hôm 15/1. Các thông số bao gồm đường bay, tốc độ, công suất động cơ...

Việc các động cơ máy bay vẫn hoạt động bình thường khi xảy ra tai nạn có nghĩa là chưa thể xác định được nguyên nhân máy bay Indonesia gặp nạn.

Các nhà điều tra hôm 15/1 xác nhận đã tìm thấy một phần hộp đen thứ hai (hay còn gọi là thiết bị ghi âm buồng lái - CVR). 

Các sĩ quan hải quân Indonesia cho biết, đã vớt được phần vỏ cùng các bộ phận đèn hiệu của CVR và đang tìm kiếm bộ nhớ có thể chứa manh mối quan trọng, giúp xác định nguyên nhân máy bay gặp nạn, khiến 62 người thiệt mạng. 

"Chúng tôi đã tìm thấy phần vỏ của CVR, đèn hiệu và đang tìm kiếm bộ nhớ của CVR", sĩ quan Abdul Rasyid chia sẻ với phóng viên trên tàu hải quân Rigel. 

Trước đó, KNKT căn cứ vào mảnh vỡ thu được, cho rằng các động cơ của máy bay Indonesia đều hoạt động bình thường tại thời điểm xảy ra tai nạn. 

Các chuyên gia cho biết hầu hết CVR được cấu tạo gồm phần vỏ được gia cố để chứa bộ nhớ hoặc băng, một khung được thiết kế để cố định nó trong máy bay và có một đèn hiệu định vị dưới nước. 

Sĩ quan Abdul tin rằng, các thợ lặn sẽ tìm thấy bộ nhớ của CVR trong vài ngày tới, nói thêm rằng các hộp đen máy bay thường rất kiên cố, có thể chịu được lực tác động lớn. 

KNKT dự kiến đưa ra một báo cáo sơ bộ trong vòng một tháng, kể từ thời điểm vụ tai nạn máy bay xảy ra, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, người đứng đầu KNKT chia sẻ với Reuters hôm 14/1. 

Hoạt động tìm kiếm ban đầu được cho là kéo dài một tuần nhưng sau đó phát sinh thêm 3 ngày để tìm kiếm nạn nhân và thu hồi các bộ phận của máy bay. 

Hòn đảo Indonesia ”rung chuyển” sau vụ máy bay lao xuống biển

Lancang – một trong hàng ngàn hòn đảo ở Indonesia – với vài trăm nóc nhà giờ đã trở thành “căn cứ” cho hoạt động...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Máy bay Indonesia rơi xuống biển Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN