Vũ khí uy lực Nga “bỏ quên ở nhà” trong cuộc xung đột ở Ukraine

Siêu tăng T-14 Armata của Nga đang ở đâu? Không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, nhưng có thể chắc chắn rằng những chiếc xe tăng hiện đại nhất của Nga không tham gia chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Xe tăng T-14 Armata

Xe tăng T-14 Armata

T-14 Armata là mẫu xe tăng mới nhất mà Nga nghiên cứu và sản xuất. Lần đầu xuất hiện vào năm 2015, T-14 Armata được coi là thứ vũ khí uy lực làm thay đổi cục diện chiến trường.

Tuy nhiên, mẫu xe tăng này đã không xuất hiện trong cuộc xung đột Ukraine, nơi mà nó có thể chứng minh khả năng tác chiến, theo báo Mỹ 19fortyfive.

Nga bắt đầu phát triển xe tăng Armata vào năm 2010, được coi là một bước nhảy vọt về công nghệ quân sự, so với các vũ khí Nga thừa hưởng từ thời Liên Xô.

T-14 Armata có thiết kế giống với xe tăng phương Tây hơn. Kíp lái có thể điều khiển pháo chính 125mm 2A82-1M từ xa. Xe tăng cũng được trang bị hệ thống nạp đạn tự động hoàn toàn.

Mỗi chiếc T-14 Armata mang theo khoảng 45 quả đạn pháo, ngoài ra xe tăng còn được trang bị tên lửa dẫn đường bằng laser và đại liên Kord 12.7mm hoặc súng máy PKTM 7.62mm.

T-14 Armata chưa từng tham gia thực chiến.

T-14 Armata chưa từng tham gia thực chiến.

Tháp pháo của T-14 cũng được tích hợp cột khí tượng, hệ thống liên lạc vệ tinh, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GLONASS), ăng ten liên kết dữ liệu và liên lạc vô tuyến.

Mẫu xe tăng Nga có thiết kế đặc biệt nhằm bảo vệ tối đa cho kíp lái gồm 3 người. Khoang lái được bọc giáp kiên cố, tách biệt hoàn toàn so với khu vực tháp pháo và nơi chứa đạn dự trữ.

Theo nhận định của tờ 19fortyfive, xe tăng T-14 không tham gia chiến đấu đơn giản là vì vẫn chưa sẵn sàng. Nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod đã nhiều lần lỡ kế hoạch đề ra. Năm ngoái, Nga thông báo T-14 Armata bắt đầu được sản xuất đại trà. 100 chiếc T-14 Armata dự kiến sẽ chỉ được bàn giao cho quân đội Nga kể từ năm 2022.

Xe tăng T-14 Armata khai hỏa trong một cuộc diễn tập.

Xe tăng T-14 Armata khai hỏa trong một cuộc diễn tập.

T-14 Armata vận hành linh hoạt hơn, bọc giáp tốt hơn, nhưng chỉ một vài chiếc được đưa tới Ukraine sẽ không giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, chiến trường Ukraine đang trở thành cạm bẫy cho bất kì xe tăng nào, sau khi quân đội Ukraine nhận hàng ngàn vũ khí chống tăng hiện đại của Mỹ và phương Tây.

Nga không muốn mạo hiểm để mất bất cứ một chiếc T-14 Armata nào ở Ukraine, vì có thể để lọt bí mật quân sự vào tay Mỹ.

Mỗi chiếc T-14 Armata có giá khoảng 3,7 triệu USD, gấp 20 lần giá một tên lửa chống tăng Javelin. Hiện tại, Ukraine đã chứng minh hiệu quả của các vũ khí chống tăng như Javelin và NLAW, khi liên tục bắn cháy xe tăng Nga.

Việc T-14 Armata chưa tham gia bất kì một cuộc chiến nào sẽ giúp mẫu xe tăng này là vẫn là một bí ẩn, một vũ khí mạnh mẽ tiềm tàng mà phương Tây phải lo sợ.

Ngược lại, nếu Ukraine phá hủy dù chỉ một hoặc hai chiếc, hình tượng của xe tăng này sẽ bị tổn hại đáng kể, theo 19fortyfive.

Siêu áo giáp T-14 Armata khiến xe tăng Mỹ, NATO vô dụng

Hệ thống phòng vệ chủ động Afghanit (APS) lắp đặt trên siêu tăng T-14 Armata đã chứng minh hiệu quả trong việc đánh chặn đạn xuyên giáp uranium nghèo (APFSDS), vốn là loại đạn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - 19fortyfive ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN