Vũ khí tầm bắn 151km có thể gây tác động thế nào ở Ukraine?

Mỹ sẽ đáp ứng đề nghị của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc cung cấp loại vũ khí tầm xa để tấn công sâu hơn nữa nhằm vào mục tiêu phía sau tiền tuyến của Nga. Điều này đặt ra các thách thức mới mà quân đội Nga cần thích ứng hoặc đối mặt với tổn thất, Reuters nhận định.

GLSDB thực chất là bom dẫn đường được gắn động cơ rocket.

GLSDB thực chất là bom dẫn đường được gắn động cơ rocket.

Vũ khí mới mang tên bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), vừa có thể được gọi là đạn rocket, vừa được coi là bom, giúp quân đội Ukraine tấn công mục tiêu với tầm bắn gấp đôi đạn tên lửa HIMARS hiện nay.

Hôm 1/2, Reuters là hãng truyền thông phương Tây đầu tiên dẫn nguồn tin quan chức Mỹ giấu tên, cho biết Washington sẽ đưa vũ khí mới này vào gói hỗ trợ quân sự sắp tới.

Đạn rocket GLSDB có tầm bắn 151km, đưa toàn bộ hậu phương của Nga vào tầm ngắm, bao gồm cả các mục tiêu quân sự ở bán đảo Crimea, Reuters cho biết.

Tùy vào số lượng đạn rocket GLSDB mà Mỹ cung cấp, Nga sẽ phải đưa lực lượng hậu cần lùi xa hơn khỏi tầm bắn của loại vũ khí này. 

Điều này khiến các lực lượng chiến đấu Nga ở tiền tuyến gặp khó khăn hơn vì thiếu sự hỗ trợ hậu cần, cũng như làm phức tạp hơn các kế hoạch tiến công mới của Nga, Reuters đánh giá.

"Vũ khí mới có thể khiến các đợt tiến công của Nga chậm lại đáng kể", Andriy Zagorodnyuk, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, nói trên Reuters. "HIMARS đã tạo ra sự khác biệt nhưng loại đạn rocket này còn có thể tạo ra sự khác biệt lớn hơn".

GLSDB thực chất là bom dẫn đường bằng GPS được gắn động cơ rocket. Khi đạt đến độ cao và tốc độ nhất định, đôi cánh sẽ được bung ra để đưa quả đạn liệng tới mục tiêu.

GLSDB do hãng Boeing của Mỹ hợp tác sản xuất cùng tập đoàn SAAB của Thụy Điển. GLSDB là sự kết hợp giữa bom GBU-39 và động cơ rocket M26, vốn có thể dễ dàng được tìm thấy trong kho vũ khí Mỹ.

Tầm bắn của đạn rocket GLSDB so với đạn HIMARS tiêu chuẩn ở Ukraine.

Tầm bắn của đạn rocket GLSDB so với đạn HIMARS tiêu chuẩn ở Ukraine.

Theo Reuters, vì một số lý do, đạn GLSDB mà Mỹ sắp cung cấp cho Ukraine sẽ không tương thích với xe phóng HIMARS hiện có ở Ukraine. Nguyên nhân có thể là do Mỹ đã chỉnh sửa các xe phóng HIMARS trước khi gửi tới Ukraine, khiến các hệ thống này không thể khai hỏa vũ khí có tầm bắn xa hơn 80km.

Mỹ sẽ cung cấp xe phóng mới để quân đội Ukraine sử dụng với đạn GLSDB, Reuters dẫn nguồn tin cho biết. GLSDB có thể được chuyển cho Ukraine trong mùa xuân năm nay, theo tài liệu mà Reuters thu thập được.

Khi Mỹ cùng cấp cho Ukraine xe phóng HIMARS và đạn rocket tầm bắn 80km vào tháng 6/2022, quân đội Ukraine đã tạo ra sự khác biệt, phá hủy nhiều kho đạn và kho hậu cần của Nga.

Với GLSDB, Nga có thể sẽ phải dời kho đạn và kho hậu cần ra xa hơn phạm vi 80km. "Chúng tôi hiện không thể tấn công các mục tiệu hậu cần của Nga vì bị giới hạn ở khoảng cách 80km", Oleksandr Musiyenko, một chuyên gia quân sự Ukraine, nói. "Nếu chúng tôi sở hữu vũ khí với tầm bắn vươn đến sát biên giới Nga, năng lực tấn công của Nga sẽ giảm đáng kể".

"Với GLSDB, chúng tôi có thể làm gián đoạn mạng lưới hậu cần của Nga ở bán đảo Crimea", ông Musiyenko, nói.

Đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, quyết định sắp tới gửi đạn rocket GLSDB cho Ukraine là giải pháp phù hợp khi chưa thể cung cấp cho Ukraine các tên lửa đạn đạo tầm bắn 300km.

GLSDB chỉ có sức công phá của một quả bom nặng 129kg, yếu hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo ATACMS nặng 1,6 tấn, nhưng vẫn đủ để gây khó khăn cho Nga, Reuters nhận định.

Trong tương lai, Mỹ vẫn có thể cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm bắn xa hơn. Nhưng hiện tại, ưu tiên hàng đầu là đạn rocket GLSDB được chuyển tới Ukranie càng sớm càng tốt, ông Zagorodnyuk nói.

"Nếu được cung cấp sớm, loại vũ khí này có thể làm thay đổi cục diện trên chiến trường", ông Zagorodnyuk nhận định.

Nga nêu điều sẽ làm khi Ukraine có đạn tăng gấp đôi tầm bắn cho HIMARS

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, Ukraine càng nhận được nhiều vũ khí tiên tiến từ NATO thì quân đội nước này càng bị đẩy lùi sâu hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH AN - Reuters ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN