Vũ khí sát thủ Trung Quốc diệt gọn cả xe tăng Nga, Mỹ
Vũ khí Trung Quốc từ trước đến nay được sản xuất với giá thành rẻ nhưng hầu hết đều là phiên bản nhái của nước ngoài, nhưng cũng có loại vũ khí hiếm hoi do nước này tự thiết kế đã vang danh trên khắp toàn cầu.
Phe nổi dậy Syria sử dụng tên lửa chống tăng HJ-8.
Theo War is Boring, người Mỹ đã không tin vào mắt mình khi chứng kiến tên lửa chống tăng HJ-8 do Trung Quốc sản xuất, vô hiệu hóa xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams trên chiến trường Trung Đông.
Hồi tháng 10.2017, quân đội Iraq giao chiến dữ dội với lực lượng người Kurd ở tỉnh Kirkuk. Chiếc xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất trở thành nạn nhân trong trận đánh này.
Phía Mỹ ban đầu cho rằng, xe tăng bị bắn hạ bởi tên lửa do Pháp hoặc Đức sản xuất. Nhưng các chuyên gia Mỹ hết sức bất ngờ khi phát hiện M1 Abrams bị phá hủy bởi HJ-8.
Điều này một lần nữa khẳng định năng lực chiến đấu của tên lửa chống tăng Trung Quốc. Mẫu HJ-8 xuất hiện từ những năm 1985 đang tiêu diệt hàng loạt các xe tăng tối tân nhất của Nga, Mỹ, đến những xe tăng từ thời Liên Xô.
Tên lửa chống tăng Trung Quốc sản xuất
Trong những năm 1960, Trung Quốc đã chế tạo tên lửa chống tăng đầu tiên mang tên HJ-73. Loại vũ khí này có thể coi là một phiên bản sao chép của AT-3 Sagger do Liên Xô sản xuất.
Do quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc-Liên Xô xấu đi, Bắc Kinh quyết định tự chế tạo tên lửa chống tăng cho riêng mình. Đến thập niên 1980, tên lửa Hồng Tiễn 8 (HJ-8) do Trung Quốc tự tay thiết kế và sản xuất đã được đưa vào sử dụng trong quân đội.
HJ-8 là mẫu tên lửa chống tăng do Trung Quốc thiết kế và sản xuất.
Tạp chí National Interest đánh giá, HJ-8 có nét tương tự như tên lửa chống tăng TOW của Mỹ. “Các loại súng phóng lựu và các vũ khí chống tăng thông thường buộc binh sĩ phải tiến đến gần mục tiêu. Trong khi đó, HJ-8 cho phép người sử dụng tiêu diệt xe tăng địch cách vài km”, tạp chí National Interest bình luận. Phiên bản đầu tiên của HJ-8 có tầm bắn lên đến 3km, xuyên giáp dày 800mm.
Trải qua hàng thập kỷ, HJ-8 đã nhiều lần được nâng cấp để cải thiện hiệu suất chiến đấu. Phiên bản HJ-8C và 8D sử dụng đầu đạn hai tầng nhằm đối phó với các loại Giáp Phản ứng Nổ (ERA) vốn trang bị cho xe tăng Nga. Phiên bản mới nhất mang tên HJ-8E được lắp đặt hệ thống định vị mục tiêu tầm nhiệt, có tầm bắn 4km và có thể xuyên phá giáp dày tới 1000mm.
Mẫu HJ-8L giảm trọng lượng tên lửa xuống còn khoảng 20km, đưa vũ khí này trở thành tên lửa chống tăng tiện dụng. Phiên bản HJ-8H nâng tầm bắn lên tới 6km, khóa được cả mục tiêu trực thăng. HJ-8F trang đầu đạn nhiệt áp, chuyên dùng để tiêu diệt mục tiêu trốn trong lô cốt trong khi mẫu HJ-8S lại được gắn trên tàu chiến.
Ngày nay, HJ-8 vẫn là tên lửa chống tăng chủ lực của quân đội Trung Quốc. Trung Quốc đã xuất khẩu loại tên lửa này tới 24 quốc gia trên khắp thế giới. Ai Cập, Sudan và Pakistan đã mua giấy phép sản xuất loại vũ khí này của Trung Quốc.
Diệt gọn cả xe tăng Nga, Mỹ
Tên lửa chống tăng Hồng Tiễn lần đầu gây tiếng vang khi được các tay súng Bosnia sử dụng để chống thiết giáp từ lực lượng Serbia trong những năm 1990.
Xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất bị HJ-8 phá hủy hoàn toàn ở Iraq.
Tên lửa này loại khỏi vòng chiến đấu vô số xe tăng như T-55, T-72 và xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Đơn vị thiết giáp Serbia hứng chịu tổn thất nặng nặng nề trong các trận đánh năm 1992 và 1993 một phần vì tên lửa HJ-8.
Trải qua hàng thập kỷ, HJ-8 một lần nữa lại xuất hiện trên chiến trường Syria, khi cuộc nội chiến đạt đến cao trào vào năm 2013. Các xe tăng T-72, T-62, T-54 và pháo tự hành 2S1, 2S3 của quân đội Syria đều bị tên lửa HJ-8 phá hủy.
Phe nổi dậy Syria đặc biệt chiếm ưu thế trong giai đoạn này nhờ tên lửa chống tăng HJ-8. Nhưng số lượng video về tên lửa HJ-8 giảm mạnh trong những năm sau đó, cho thấy loại tên lửa này không còn được chuyển đến Syria.
Cuối năm 2014, các tay súng khủng bố IS đã dùng tên lửa HJ-8 phá hủy chiếc T-72 do Nga sản xuất. Phiên bản T-72 hoạt động ở Syria không có hệ thống bảo vệ tối tân nhất, nên chiếc xe tăng cồng kềnh dễ dàng trở thành mục tiêu.
Đến tháng 10.2017, lực lượng dân quân người Kurd ở Iraq tuyên bố bắn hạ 2 xe tăng M1 Abrams của quân đội Iraq.
M1 Abrams Mỹ xuất sang Iraq là phiên bản cắt giảm hiệu năng, không có lớp uranium nghèo trong thành phần giáp phức hợp. Tuy nhiên, năng lực phòng thủ của xe tăng này vẫn được đánh giá rất cao, không hề dễ dàng để xuyên phá.
Chiếc M1 Abrams bị loại khỏi vòng chiến đấu, không có cơ hội phục hồi.
Việc tên lửa chống tăng do Trung Quốc chế tạo có thể phá tan siêu tăng Mỹ, cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc trong việc nâng cao chất lượng các loại vũ khí.
Ngoài HJ-8, chỉ có mẫu 9M133 Kornet do Nga sản xuất là đã chứng minh năng lực tiêu diệt xe tăng M1 Abrams trên chiến trường hiện đại.
Hồi năm 2016, phiến quân Hồi giáo IS sử dụng 9M133 Kornet để tiêu diệt xe tăng M1 Abrams của quân đội Iraq. Chiếc xe tăng ngay lập tức bốc cháy ngùn ngụt như quả cầu lửa.
Tuy hữu dụng như vậy nhưng HJ-8 cũng bắt đầu bộc lộ dấu hiệu lỗi thời. Theo các chuyên gia, mẫu xe tăng thế hệ mới như Merkava của Israel hay T-14 Armata của Nga hoàn toàn có thể chống đỡ được HJ-8.
Đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới, Trung Quốc đã cho ra mắt hai phiên bản hoàn toàn mới mang tên HJ-12. Phương thức hoạt động của HJ-12 tương tự như tên lửa Javelin trứ danh của Mỹ.
Trung Quốc đang ngày càng đuổi kịp Nga, Mỹ, trở thành một lực lượng quân đội hiện đại nhất thế giới. Dưới đây...