Vũ khí Israel có thể dùng đáp trả Iran: Tầm bắn lên tới 6.500 km, mang được đầu đạn 1.300kg?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Ít người biết Israel cũng có chương trình phát triển tên lửa đạn đạo riêng từ cách đây hàng thập kỷ. Trong bối cảnh Iran đã giáng đòn tấn công chưa từng có, khả năng Israel sử dụng tên lửa đáp trả lại được nhắc đến.

Tên lửa Jericho-1 được Israel hợp tác phát triển với Pháp, có tầm bắn 500 km.

Tên lửa Jericho-1 được Israel hợp tác phát triển với Pháp, có tầm bắn 500 km.

Tên lửa đạn đạo do Israel phát triển, đặc biệt là Jericho-2 và Jericho-3 với khả năng bao phủ toàn bộ lãnh thổ Iran, được coi là phương tiện răn đe mạnh mẽ. Tên lửa có thể trang bị đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Liệu đã đến lúc Israel cần "lấy độc trị độc", sử dụng tên lửa đạn đạo để đáp trả Iran?

Lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo của Israel

Israel bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo vào thập niên 1960 bằng cách hợp tác với công ty quốc phòng Dassault của Pháp. Tên lửa đầu tiên, Jericho-1, được phát triển với sự hỗ trợ của Dassault nhưng khi Pháp rút khỏi dự án năm 1969, Israel tự mình phát triển tên lửa đạn đạo.

Đến năm 1973, Jericho-1 đã chính thức được triển khai trong bối cảnh chiến tranh Yom Kippur, khi Israel bị đe dọa nghiêm trọng bởi các nước láng giềng Ả Rập. Jericho-1 có trọng lượng 6,5 tấn, chiều dài 13,4m và đường kính 0,8m, với tầm bắn 500 km, cho phép tấn công các mục tiêu trong khu vực lân cận như Ai Cập và Syria,

Sau khi Jericho-1 được loại khỏi biên chế vào những năm 1990, Israel đã phát triển phiên bản Jericho-2. Đây là phiên bản nâng cấp với tầm bắn từ 1.500 đến 3.500 km, có khả năng bao phủ toàn bộ khu vực Trung Đông, bao gồm cả Iran. Với đường kính được tăng lên đếnng chương trình phát triển tên lửa đạn đạo củ 1,35m và chiều dài 15m, Jericho-2 có thể mang theo đầu đạn nặng 1.000 kg, bao gồm cả đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Jericho-3 là phiên bản hiện đại nhất trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Israel. Với tầm bắn ước tính từ 4.800 đến 6.500 km, Jericho-3 có khả năng tấn công các mục tiêu xa như Tehran, và thậm chí vươn đến châu Âu hoặc châu Á. 

Theo các chuyên gia, Jericho-3 có thể mang theo đầu đạn nặng từ 1.000 đến 1.300 kg và có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Israel được cho là từng phóng thử tên lửa đạn đạo Jericho ra biển vào tháng 6/2024. Nguồn Rybar.

Israel được cho là từng phóng thử tên lửa đạn đạo Jericho ra biển vào tháng 6/2024. Nguồn Rybar.

Tuy nhiên, Israel vẫn giữ chính sách "mập mờ hạt nhân", không công khai thừa nhận sở hữu vũ khí hạt nhân, cũng như không công khai chi tiết thông số của hệ thống tên lửa đạn đạo Jericho-3.

Israel được cho là sở hữu khoảng 90 tên lửa đạn đạo Jericho-2 và một số lượng không xác định tên lửa đạn đạo Jericho-3.

Lần gần nhất Israel phóng thử tên lửa đạn đạo

Vụ thử tên lửa đạn đạo gần nhất của Israel được cho là diễn ra vào tháng 6/2024, theo kênh thông tin Rybar của Nga. Một quả tên lửa đạn đạo Jericho được Israel phóng từ căn cứ Palmachim đã bay hơn 1.800 km trước khi rơi xuống Địa Trung Hải.

Theo các nhà quan sát, vụ phóng này là một tín hiệu cảnh báo nhắm đến Iran, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai quốc gia không ngừng leo thang. Dù thông tin về vụ thử nghiệm không được chính phủ Israel xác nhận, nhiều nhà phân tích tin rằng đây là một phần trong kế hoạch chuẩn bị cho các tình huống đối đầu quân sự với Iran.

Khi các cơ sở hạt nhân của Iran ngày càng phát triển, khả năng tấn công tầm xa của Jericho-3 trở thành một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng quyền lực tại Trung Đông.

Israel có thể đáp trả Iran bằng tên lửa đạn đạo?

Theo các nhà phân tích, Israel có thể sử dụng tên lửa đạn đạo Jericho trong trường hợp cần đáp trả Iran mạnh mẽ hơn hoặc ít nhất gửi thông điệp tương tự như cuộc tấn công bằng 200 tên lửa đạn đạo của Iran.

Tuần trước, giới chức Mỹ nói Israel có thể tấn công các cơ sở dầu khí, cơ sở quân sự của Iran. Trong tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant không loại trừ khả năng Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.

"Mọi thứ vẫn đang được để ngỏ", ông Gallant nói với CNN. "Israel có khả năng tấn công các mục tiêu bất kể ở gần hay xa. Chúng tôi sẽ đáp trả cuộc tấn công của Iran một cách thích hợp. Chúng tôi sẽ không bỏ qua".

Tên lửa đạn đạo do Israel phát triển trong một cuộc phóng thử nghiệm.

Tên lửa đạn đạo do Israel phát triển trong một cuộc phóng thử nghiệm.

Các cơ sở hạt nhân quan trọng của Iran như Natanz, Esfahan và Arak đều nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo Jericho. Theo các chuyên gia, Israel chỉ cần phóng một số lượng tên lửa Jericho hạn chế với đầu đạn thông thường cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chương trình hạt nhân của Iran. Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), khoảng 42 tên lửa Jericho với đầu đạn 750 kg là đủ để "phá hủy hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng" cho các cơ sở hạt nhân Iran.

Tên lửa đạn đạo Jericho cho phép Israel tấn công các mục tiêu chiến lược của Iran mà không cần sự hỗ trợ của không quân, giúp giảm thiểu rủi ro. Tên lửa đạn đạo cũng thường tạo ra sức công phá lớn hơn so với sử dụng chiến đấu cơ mang theo bom hay tên lửa thông thường.

"Việc sử dụng tên lửa đạn đạo thay vì máy bay chiến đấu sẽ giảm thiểu các rủi ro cho phi công và tránh các hệ thống phòng không của Iran",Sam Gardiner, một cựu đại tá không quân Mỹ, nhận xét. Ông cũng cho biết thêm rằng, các tên lửa Jericho có thể được Israel triển khai bất ngờmà Iran không kịp phản ứng.

Theo các chuyên gia, nếu sử dụng tên lửa đạn đạo, Israel sẽ cho Iran "nếm mùi" tương tự như cuộc tấn công tên lửa Iran hôm 1/10. Đó là bởi tên lửa đạn đạo rất khó đánh chặn, kể cả với một quốc gia có năng lực phòng không tiên tiến như Israel.

Luồng ý kiến khác cho rằng, tên lửa đạn đạo Israel khó có thể gây thiệt hại cho các cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Iran nếu chỉ sử dụng đầu đạn thông thường. Do đó, Israel cần tính toán kỹ trước khi sử dụng tên lửa đạn đạo vì kho tên lửa khiêm tốn hơn nhiều so với Iran.

Một chuyên gia giấu tên nói với Reuters, rằng học thuyết quân sự phương Tây thường hạn chế sử dụng tên lửa đạn đạo. "Hãy nhìn vào cách các cường quốc phương Tây chiến đấu, các cuộc tấn công đều dựa vào chiến đấu cơ. Tên lửa đạn đạo chỉ là giải pháp khi cần sử dụng vũ khí hạt nhân", chuyên gia giấu tên nói.

Một chuyên gia quốc phòng Israel cho rằng: "Sự tồn tại của Jericho không chỉ là giải pháp phòng thủ, mà còn là một công cụ răn đe, khiến các đối thủ của Israel phải cân nhắc kỹ trước khi leo thang quân sự".

Nguồn: [Link nguồn]

Cuộc tấn công bằng tên lửa gần đây của Iran vào Israel đã gây chấn động khắp Trung Đông và cũng gây ra sự thay đổi lớn về an ninh trong khu vực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Căng thẳng Iran - Israel Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN