Vũ khí hạt nhân mới của ông Putin sẽ không khiến Mỹ nao núng?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây chú ý với giới truyền thông quốc tế khi công bố một loạt các vũ khí...

Vũ khí hạt nhân mới của ông Putin sẽ không khiến Mỹ nao núng? - 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump

Tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gây chú ý với giới truyền thông quốc tế khi công bố một loạt các vũ khí hạt nhân mới “bất khả chiến bại” trong Thông điệp Liên bang trước kỳ bầu cử tổng thống 2018. Giới quan sát cho rằng, tuyên bố mới của Nga chỉ thúc đẩy thêm cuộc chạy đua vũ trang với nước Mỹ.

Nga có những gì?

Các loại vũ khí mới của Nga bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân mà trên thế giới chưa có nước nào sở hữu. Tên lửa hành trình này có phạm vi gần như không giới hạn và có thể bay đủ thấp để tránh bị phát hiện sớm hoặc đổi hướng để tránh các vũ khí đánh chặn, thậm chí xuyên thủng các hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh nhất hiện nay của Hoa Kỳ.

Tổng thống Nga Putin cũng đề cập tới một tàu ngầm hạt nhân không người lái có khả năng lặn sâu dưới lòng đại dương và đi lại giữa các lục địa với tốc độ cao gấp nhiều lần so với các loại tàu ngầm hiện nay.

Ông Putin cũng giới thiệu tên lửa siêu thanh Kinzhal được phóng từ máy bay, có tốc độ bay gấp 10 lần vận tốc âm thanh với tầm bắn lên tới 2.000km, trang bị khả năng mang đầu đạn nguyên tử hủy diệt hàng loạt.

Bài phát biểu nằm trong Thông điệp liên bang cuối cùng trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 của ông Putin vào ngày 1/3 được xem là cương lĩnh tranh cử của ông trước khi cuộc bầu cử Tổng thống chính thức diễn ra vào ngày 18/3 tới.

Video: Ông Putin công bố vũ khí hạt nhân "bất khả chiến bại"

Bộ Quốc phòng Mỹ gần đây cũng có đề cập đến việc Nga đang phát triển hai loại vũ khí bao gồm: Tàu ngầm không người lái liên lục địa và tên lửa siêu thanh, thứ vũ khí mà Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang phát triển.

Tuy nhiên, Mỹ đã không công khai bình luận về tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân như ông Putin đã đề cập. Các chuyên gia cho rằng, điều này gợi nhớ lại việc Mỹ tuyên bố phát triển một loại vũ khí tương tự với tên gọi “The Big Stick” trong những năm 1960 nhưng cuối cùng đã bị loại bỏ.

Mỹ càng có cớ phát triển vũ khí hạt nhân

Các chuyên gia bình luận trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho hay, tuyên bố của ông Putin về kho vũ khí mới khiến hệ thống phòng thủ của Mỹ và châu Âu trở nên vô ích đã cho thấy sự leo thang của các cuộc đua giữa các cường quốc trong một cuộc đấu tranh lâu dài cho sự ổn định trong thế giới hậu Chiến tranh lạnh.

Video: Lộ cảnh Nga đưa nhiều tên lửa đạn đạo về gần Moscow

Từ lâu, an ninh của Mỹ vẫn dựa trên khả năng phản công dữ dội nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân, chứ không phải phát triển một lá chắn không thể bị xuyên thủng bởi các tên lửa của Nga. Thế nên, khi Moscow công bố đã phát triển được vũ khí chiến lược có thể vượt qua mọi hệ thống tên lửa phòng thủ của phương Tây thì dường như không làm thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu, đặc biệt là khi đối chọi với quân đội Mỹ.

Mặt khác, một số nhà phân tích lại cho rằng, tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về vũ khí mới có thể đẩy nhanh tốc độ cuộc chạy đua vũ trang đang có chiều hướng sục sôi tại Mỹ.

Đáp lại những tuyên bố của ông Putin, Nhà Trắng cho rằng, “Tổng thống Putin đã khẳng định lại điều Chính phủ Mỹ đã biết từ lâu, cái mà Nga đã phủ nhận: Nga đã và đang phát triển hệ thống vũ trang gây bất ổn trong hơn một thập niên qua, vi phạm trực tiếp các nghĩa vụ của Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo (ABM)”.

Vào tháng trước, Mỹ đã coi Nga là nước buộc họ phải thúc đẩy hai loại vũ khí hạt nhân mới: Đầu đạn hạt nhân siêu nhỏ cho tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ dưới nước.

Những thông báo mới của ông Putin ngày 1/3 dường như không thể thay đổi cân bằng đó hoặc chuyển hướng chính quyền Mỹ trên con đường hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân “ngốn” chi phí hàng trăm tỷ USD đồng thời mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa. Bởi vì, chính quyền của ông Trump đã thề sẽ mở rộng sức mạnh hạt nhân của Mỹ, trong khi luôn chỉ trích việc nâng cao năng lực hạt nhân của Nga.

Theo ông Thomas Karako, một chuyên gia về phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế, Mỹ đã giải nghĩa các tuyên bố và hành động của Nga trong vài năm qua, bao gồm việc sáp nhập Crimea và các cuộc tấn công quân sự vào phía Đông Ukraine, chính là yêu cầu để phát triển khả năng phòng vệ hạt nhân hùng mạnh hơn nữa của Mỹ.

Còn theo chuyên gia về phòng thủ tên lửa Michaela Dodge, các tuyên bố của ông Putin đã khẳng định rằng chính quyền Trump có quyền xây dựng lại chính sách vũ khí hạt nhân. Và điều này cũng chứng tỏ một học thuyết của Nga được gọi là “leo thang để giảm leo thang”, học thuyết vốn chú trọng việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân như là phương tiện kiềm chế chiến lược đối với kẻ thù.

Putin công bố tên lửa hạt nhân Mỹ không thể đánh chặn

Ông Putin khẳng định mọi nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn chặn sự phát triển của Nga “đều thất bại”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Dương (Báo giao thông)
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN