Vũ khí đáng gờm trên tiêm kích tàng hình Trung Quốc khiến Mỹ lo lắng

Trung Quốc hiện đang sở hữu khoảng 50 tiêm kích tàng hình J-20 và đây là mẫu máy bay tàng hình thế hệ 5 thứ ba trên thế giới sau F-22 và F-35 của Mỹ.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Theo National Interest, không quân Trung Quốc lần đầu công khai tiêm kích tàng hình J-20 trong triển lãm hàng không Chu Hải vào năm 2018. Giới phân tích khi đó nghi ngờ năng lực của J-20 vì chiếc tiêm kích này quá nặng nề và khả năng tàng hình chưa được kiểm chứng.

Nhưng điểm nhấn đáng chú ý của J-20 nằm ở hệ thống vũ khí. Các tên lửa tầm xa PL-15 và tên lửa tầm ngắn PL-10 Trung Quốc phát triển chuyên cho tiêm kích J-20.

Mỗi tên lửa PL-15 được trang bị radar điện tử chủ động, tầm bắn tối đa lên tới 300km. Các thông số ấn tượng đưa PL-15 trở thành một trong những tên lửa đối không hàng đầu thế giới hiện nay, bên cạnh tên lửa K-37M của Nga.

Tầm chiến đấu hiệu quả của PL-15 chắc chắn nhỏ hơn con số 300km, nhưng vẫn xa hơn nhiều so với mẫu tên lửa AIM-120 mạnh nhất của Mỹ (tầm bắn 180km), tác giả Mark Episkopos đánh giá.

Tướng Mỹ Herbert Carlisle từng bày tỏ quan ngại về khả năng thống trị bầu trời của không quân Mỹ bị đe dọa đáng kể khi Trung Quốc giới thiệu tên lửa PL-15.

“Hãy nhìn đối thủ của chúng ta phát triển những vũ khí gì, những thứ như tên lửa PL-15 và tầm bắn của vũ khí đó”, tướng Carlisle nói. “Chúng ta phải tìm cách đối phó tên lửa đó”.

4 tên lửa đối không tầm xa PL-15 giấu bên trong thân tiêm kích J-20. Bên ngoài là hai tên lửa tầm ngắm PL-10.

4 tên lửa đối không tầm xa PL-15 giấu bên trong thân tiêm kích J-20. Bên ngoài là hai tên lửa tầm ngắm PL-10.

Các chiến đấu cơ hàng đầu của Mỹ như F-22 và F-35 nay được trang bị tên lửa AIM 120-D nhưng tính năng chiến đấu không thể sánh bằng tên lửa Trung Quốc.

Nói cách khác, phi công Trung Quốc có cơ hội phóng tên lửa trước trong khi phi công Mỹ không có phương án đáp trả.

Điều đáng lo ngại khác là Mỹ không có bất kì dự án nào nâng cấp các tên lửa đối không tầm xa. Đại úy James Stoneman nói trên NI: “Hiện tại chúng ta không có phương án nâng cấp nào cả. Nhà sản xuất Raytheon hiện chưa có khả năng cải tiến các tên lửa đối không”.

Đối với mẫu tên lửa tầm ngắn PL-10, phi công có thể khai hỏa tên lửa từ góc tối đa 90 độ, dựa trên khả năng xoay đầu. PL-10 là vũ khí đáp trả việc Mỹ bán các tên lửa AIM-9X Block II Sidewinder cho Đài Loan.

Tầm bắn của PL-10 được đánh giá tương đương, không kém hơn phiên bản của Mỹ, vào khoảng 20-22km.

Tác giả Mark Episkopos kết luận, xét về tên lửa đối không, Trung Quốc hiện đang có năng lực chiến đấu tương đương, thậm chí có phần vượt trội hơn Mỹ.

Đó là lý do Washington cần phải đặc biệt chú ý đến các tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc, bởi Mỹ và các đồng minh đang có dấu hiệu tụt hậu về công nghệ vũ khí.

Nguồn: [Link nguồn]

Tên lửa Trung Quốc có thể hủy diệt căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương trong vài giờ

Nếu xung đột quân sự nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ, các tên lửa hiện đại của Trung Quốc có thể hủy diệt căn cứ quân...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NI ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN