"Vũ khí đặc biệt" của Hàn Quốc không trấn nổi Triều Tiên?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Do khoảng cách và yếu tố môi trường khiến loa phóng thanh ở biên giới Hàn Quốc giảm tác dụng “tuyên truyền” tới Triều Tiên.

Quan hệ giữa 2 miền Triều Tiên thời gian gần đây đi xuống mức rất thấp. Kể từ cuối tháng 5, Triều Tiên đã thả hàng ngàn bóng bay chứa hàng chục tấn rác sang Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cho biết "bóng bay rác" nhằm trả đũa cho chiến dịch tuyên truyền đang được thực hiện bởi những người đào tẩu và các nhà hoạt động Triều Tiên ở Hàn Quốc.

Họ cáo buộc những người này thả bóng bay chứa thông điệp chống Bình Nhưỡng, thực phẩm, thuốc men, tiền và thẻ USB chứa đầy nhạc K-pop và phim Hàn Quốc.

Đáp lại, Hàn Quốc tuyên bố sẽ  áp dụng các biện pháp "không thể chịu đựng được" với Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 4-6 đã tán thành đề nghị đình chỉ hoàn toàn hiệp ước giảm căng thẳng liên Triều năm 2018, điều này sẽ mở đường cho việc nối lại các chương trình phát sóng tuyên truyền gần biên giới.

Hàn Quốc lần đầu tiên sau 5 năm chính thức nối lại các chương trình phát thanh bằng loa trực tiếp sang Triều Tiên vào ngày 9-6.

Các loa phóng thanh tuyên truyền của Hàn Quốc dọc biên giới với Triều Tiên hồi năm 2004. Ảnh: Reuters

Các loa phóng thanh tuyên truyền của Hàn Quốc dọc biên giới với Triều Tiên hồi năm 2004. Ảnh: Reuters

Mục đích nhằm phát nhạc pop và các thông điệp chính trị từ Hàn Quốc tới khoảng 200.000 dân ở thành phố giáp biên giới Kaesong của Triều Tiên.

Liệu các loa hiện tại - nằm trong số 40 hệ thống được Hàn Quốc trang bị vào năm 2016 - có tác dụng nhằm tiến hành chiến tranh tâm lý chống lại Triều Tiên không?

Theo cựu sĩ quan hải quân Kim Young-su, mặc dù loa đã vượt qua 2 trong 3 cuộc thử nghiệm ban đầu vào năm 2016 nhưng các cuộc thử nghiệm này diễn ra vào buổi sáng hoặc buổi tối khi âm thanh truyền đi xa nhất.

Các cuộc thử nghiệm năm 2017 cho thấy hệ thống loa chỉ vang xa tầm 5-7 km, tức không đủ tới thành phố như Kaesong. 

Nguyên do khiến hệ thống loa Hàn Quốc nhằm vào Triều Tiên "lúc được lúc không" bởi nó còn tùy thuộc vào các điều kiện như nhiệt độ, độ ẩm và địa hình…

Hơn nữa, khi Hàn Quốc hành động, Triều Tiên cũng lập tức phát sóng vào khu vực đó nhằm "đè" các chương trình của đối phương hoặc làm xáo trộn thông điệp.

Theo ông Kim Sung-min, người đào tẩu khỏi Triều Tiên năm 1999, chiến dịch phát thanh của Hàn Quốc vẫn có tác dụng nhất định. Chẳng hạn, ít nhất 2 binh sĩ Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc vào năm 2017 sau khi nghe loa tuyên truyền từ bên kia biên giới.

Sĩ quan Mỹ đã nghỉ hưu Steve Tharp, người từng làm việc nhiều năm dọc biên giới liên Triều, cho biết Triều Tiên thường phản ứng giận dữ đối với chiến dịch phát loa từ Hàn Quốc.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin quân đội Triều Tiên đang xây dựng đường và tường bên trong Khu phi quân sự (DMZ) ngăn cách hai miền. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Hưng ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN