Vụ Camry “điên”: Phớt lờ nạn nhân không phải do vô cảm?

Dưới góc nhìn tâm lý học, việc nhiều người phớt lờ các nạn nhân như trong vụ xe Camry “điên” tông người hôm 29.2 có thể là "hiệu ứng người qua đường" xảy ra khá nhiều trên thế giới, không phụ thuộc vào đặc thù xã hội ở nước nào.

Vụ Camry “điên”: Phớt lờ nạn nhân không phải do vô cảm? - 1

Hiện trường vụ tai nạn Camry "điên" khiến 3 người tử nạn hôm 29.2 tại Ái Mộ, Long Biên, Hà Nội.

Trường hợp điển hình nhất của “hiệu ứng người qua đường” mà các nhà tâm lý học nghiên cứu xảy ra ngày 13.3.1964 tại Queens, thành phố New York, Mỹ. Cô gái Catherine Genovese bị kẻ sát nhân Winston Moseley đâm 2 nhát vào lưng với lí do “muốn giết một phụ nữ nào đó”.

Catherine hét lớn “Ôi Chúa ơi, nó đâm tôi! Cứu tôi với!” tuy nhiên không ai ra giúp cô, dù xung quanh rất nhiều người nhìn thấy. Khi cảnh sát hỏi, những người hàng xóm cho rằng đấy là một vụ cãi lộn thông thường.

Sau đó, dù thấy Catherine lết trên đường với máu sau lưng nhưng chẳng ai lại giúp. Tên sát nhân đi khỏi hiện trường, 10 phút sau hắn quay lại tìm kiếm Catherine rồi đâm cô tới chết. Vụ việc kéo dài trong 30 phút, 38 nhân chứng có mặt, nhìn thấy và phớt lờ.

Vụ việc ở trường trung học Richmond (Mỹ) tháng 10.2009 cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự vô cảm của con người. Trong hai tiếng rưỡi, một cô gái 15 tuổi đã bị khoảng 10 kẻ thay phiên hiếp dâm và đánh đập dã man. 10 tên khác đứng xung quanh, chụp ảnh và cười đùa. Lúc sau, 20 người khác cũng có mặt tuy nhiên không một ai gọi điện cho cảnh sát hoặc ra tay ngăn cản sự việc.

Vụ Camry “điên”: Phớt lờ nạn nhân không phải do vô cảm? - 2

Catherine Genovese bị đâm chết tại New York năm 1964 mà không được ai trong số 38 người nhìn thấy giúp đỡ.

Một lúc sau, trợ lý hiệu trưởng nhìn qua cửa kính và thấy vụ việc nhưng người này cũng phớt lờ và tiếp tục công việc. Chỉ sau khi một người phát hiện và quyết định giúp đỡ cô gái tội nghiệp thì bác sĩ mới có mặt ở hiện trường. Lúc nhập viện cô trong tình trạng nguy kịch.

Năm 2006, thanh niên Ilan Halimi người Pháp bị một nhóm người Ma-rốc bắt cóc ngay tại Paris và đòi 400.000 USD tiền chuộc. Trong thời gian này, Ilan bị tra tấn man rợ bằng dao, kéo, tẩm xăng đốt và những cú đấm đá. Hàng xóm cạnh đó thấy cảnh tượng trên nhưng không hề phản ứng. Cuối cùng, Alan bị bọn côn đồ tẩm dầu đốt. Vụ việc khiến 27 tên có liên đới phải ngồi tù.

Thuật ngữ “hiệu ứng người qua đường” (bystander effect) chỉ một hiện tượng đám đông người có mặt nhưng rất ít người hoặc không có ai ra tay giúp đỡ người bị nạn. Trong tình thế khẩn cấp, người quan sát sẽ có xu hướng giúp đỡ nếu xung quanh ít người hoặc không có ai. Đám đông chính là là cản trở khiến họ cảm thấy mình không có trách nhiệm trong việc giúp đỡ người yếu thế.

Giải thích hiện tượng

Có hai lí do chính xuất hiện “hội chứng người qua đường”. Trước tiên, sự xuất hiện của người khác tạo ra sự “khuếch tán trách nhiệm”. Vì có nhiều người xuất hiện nên cá nhân muốn giúp sẽ thấy rằng người khác sẽ ra tay nên không cảm thấy trách nhiệm.

Lí do thứ hai là nhu cầu ứng xử theo cách mà xã hội chấp thuận. Khi người khác không ra tay giúp đỡ, những cá nhân còn lại sẽ thấy rằng giúp đỡ là điều không đúng đắn hoặc không cần thiết.

Riêng tại Việt Nam, nhiều người khi được hỏi vì sao không giúp đỡ người bị nạn thì lí do đưa ra nhiều nhất là sợ liên lụy. Từng có trường hợp anh Phạm Đức Linh, sinh viên năm 4 Đại học Giao thông vận tải TP.HCM giúp đỡ người bị nạn năm 2013 do va quệt với một nhóm côn đồ. Sau đó, nhóm 4 tên côn đồ quay lại và đâm chết anh Linh. Có trường hợp vì cứu người bị tai nạn giao thông mà bị người nhà nạn nhân đánh chết do hiểu nhầm. Có trường hợp gặp rắc rối với pháp luật.

Cách ngăn ngừa hội chứng người qua đường?

Vụ Camry “điên”: Phớt lờ nạn nhân không phải do vô cảm? - 3

Tranh biếm họa về sự vô cảm của người qua đường.

Các nhà tâm lý nói rằng cách tốt nhất để phá bỏ “tảng băng” này là nhận ra “hội chứng người qua đường” khi nó xuất hiện. Khi gặp tình thế khẩn cấp cần ra tay, hãy hiểu rằng “hội chứng người qua đường” đang khiến bạn bị kìm chân, hãy mạnh dạn giúp đỡ người hoạn nạn. Tuy nhiên, hãy nhớ đừng đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm.

Một cách khác thường được các nhà tâm lý học khuyên là chọn một người trong đám đông rồi ủy thác trách nhiệm cho họ. Nếu bạn là người cần được cứu, hãy giao tiếp bằng mắt với một người và hỏi họ giúp đỡ. Khi nhờ vả trực tiếp, việc từ chối sẽ khó hơn rất nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN