Vụ bạo loạn Điện Capitol: Ông Trump "tuyên chiến" với Tổng thống Biden

Ngay cả khi Trump không còn là Tổng thống, cuộc điều tra về vụ bạo loạn ngày 6.1 xảy ra ở Điện Capitol (Mỹ) vẫn có thể khiến ông gặp rắc rối, theo Bloomberg.

Ông Trump không chấp nhận việc Tổng thống Biden ra lệnh cung cấp cho Hạ viện những tài liệu liên quan đến vụ bạo loạn ở Điện Capitol (ảnh: Bloomberg)

Ông Trump không chấp nhận việc Tổng thống Biden ra lệnh cung cấp cho Hạ viện những tài liệu liên quan đến vụ bạo loạn ở Điện Capitol (ảnh: Bloomberg)

Mới đây, ông Biden đã cho phép ủy ban Hạ viện quyền truy cập vào số tài liệu mật liên quan đến cuộc bạo loạn xảy ra ở Điện Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ) hồi năm ngoái nhằm phục vụ điều tra.

Ông Trump tỏ ra bất mãn về quyết định của Tổng thống Biden và tuyên bố số tài liệu trên cần theo “đặc quyền miễn trừ” dành cho mình. Ông Trump đã viết một lá thư gửi Cơ quan Lưu trữ Quốc gia – nơi được Tổng thống Biden yêu cầu công bố tài liệu về vụ bạo loạn ở Điện Capitol.

Trong thư, ông Trump gọi cuộc điều tra của Hạ viện là “nỗ lực của đảng Dân chủ nhằm đàn áp các đối thủ chính trị”. Bức thư được cho là lời “tuyên chiến” của ông Trump với Tổng thống Biden.

Một cuộc chiến pháp lý giữa cựu Tổng thống và ông Biden xoay quanh số tài liệu liên quan đến cuộc điều tra về vụ bạo loạn ở trụ sở Quốc hội Mỹ là điều chắc chắn xảy ra, theo Bloomberg.

Ngày 6.1, hàng nghìn người ủng hộ ông Trump đã xông vào Điện Capitol gây náo loạn trong khi các nghị sĩ Mỹ đang họp. Trước đó, ông Trump đã nhiều lần cáo buộc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 có gian lận.

Jen Psaki – thư ký báo chí Nhà Trắng – cho biết, bằng quyết định của mình, ông Biden muốn đảm bảo những vụ việc tương tụ vụ bạo loạn ở Điện Capitol sẽ không bao giờ xảy ra trong tương lai.

“Đó là lý do Tổng thống thúc đẩy cuộc điều tra của Hạ viện”, bà Jen Psaki nói.“Tổng thống Biden đã xác định số tài liệu mà Cơ quan Lưu trữ Quốc gia phải cung cấp không nằm trong đặc quyền miễn trừ của ông Trump”, bà Jen Psaki nhấn mạnh.

Miễn trừ hành pháp là đặc quyền cho phép tổng thống Mỹ giữ bí mật về một số tài liệu, thông tin liên lạc nhất định. Tuy nhiên, đặc quyền này có dành cho cựu tổng thống hay không vẫn còn là điều tranh cãi ở Mỹ.

“Họ đòi hỏi cung cấp một bộ tài liệu và hồ sơ cực kỳ lớn, có khả năng lên tới hàng triệu bút lục. Trong đó chắc chắn chứa những thông tin không thể tiết lộ. Nó nằm trong đặc quyền miễn trừ về hành pháp của tôi”, ông Trump viết trong thư gửi đến Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ.

Điện Capitol bị hàng trăm người ủng hộ ông Trump xâm nhập hôm 6.1 (ảnh: NY Times)

Điện Capitol bị hàng trăm người ủng hộ ông Trump xâm nhập hôm 6.1 (ảnh: NY Times)

Để phục vụ điều tra, Hạ viện Mỹ yêu cầu được tiếp cận toàn bộ hồ sơ, thông tin liên lạc của ông Trump ngày 6.1 cùng nhiều tài liệu khác liên quan đến hoạt động của cựu Tổng thống vào thời điểm Quốc hội Mỹ “gặp họa”.

Hạ viện Mỹ cũng yêu cầu nhận được tất cả tài liệu, thông tin về những tổ chức, cá nhân ủng hộ ông Trump có liên quan đến vụ bạo loạn ngày 6.1.

Trả lời phỏng vấn của Bloomberg, luật sư của ông Trump khẳng định số tài liệu mà ủy ban điều tra của Hạ viện yêu cầu cung cấp phải được giữ bí mật bằng đặc quyền miễn trừ dành cho cựu Tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều thành viên của đảng Dân cho rằng, việc ông Trump có được đặc quyền miễn trừ hay không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của Tổng thống đương nhiệm Biden.

Hôm 7.10, Ủy ban điều tra của Hạ viện đã gửi trát hầu tòa cho 4 cựu trợ lý của ông Trump, bao gồm Mark Meadows, Kash Patel, Dan Scavino và Steve Bannon. Theo nhiều tờ báo Mỹ, ông Trump đã chỉ đạo 4 cựu cố vấn không hợp tác với cuộc điều tra, bất chấp việc họ có thể bị buộc tội coi thường Quốc hội.

Bạo loạn Điện Capitol: Quan chức Mỹ đầu tiên bị bắt giữ

Một quan chức hạt ở bang New Mexico, người thề sẽ trở lại thủ đô Washington D.C với súng vào ngày nhậm chức của ông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Bloomberg ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN