Vụ 3 người bị sát hại hé lộ góc tối của người Trung Quốc làm ăn ở quốc gia châu Phi

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Cuối tháng trước ở thủ đô Lusaka, Zambia, hai người đàn ông và một phụ nữ đột nhập vào một xí nghiệp may do người Trung Quốc sở hữu, sát hại 3 công dân Trung Quốc và đốt xác.

Hiện trường vụ 3 người Trung Quốc bị sát hại tại xí nghiệp may ở thủ đô Lukasa, Zambia.

Hiện trường vụ 3 người Trung Quốc bị sát hại tại xí nghiệp may ở thủ đô Lukasa, Zambia.

Vài ngày sau, những kẻ gây án bị bắt giữ. Đó là các nhân viên của xí nghiệp may, còn các nạn nhân người Trung Quốc là quản lý và sếp của họ.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Lusaka đã lên án vụ giết người, hối thúc chính phủ Zambia có biện pháp để bảo vệ sự an toàn của công dân Trung Quốc.

Vụ sát hại 3 người trên một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự phân biệt và đối xử bất công của các chủ doanh nghiệp người Trung Quốc với người bản địa.

Sau vụ việc, thị trưởng thành phố Lusaka, Miles Sampa đã mở chiến dịch điều tra các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trên địa bàn, từ các nhà máy quy mô lớn, cho đến các nhà hàng, hiệu cắt tóc, với những cáo buộc rằng các doanh nghiệp này phân biệt đối xử với người Zambia.

Ông Sampa được nhìn thấy chỉ trích dữ dội một chủ doanh nghiệp lắp ráp xe tải, sau khi công nhân ở đây phàn nàn rằng họ bị cấm không được về nhà với lý do để ngăn dịch bệnh Covid-19.

Ông Sampa gần đây đã lên tiếng xin lỗi vì hành động thái quá, trước sức ép từ Đại sứ quán Trung Quốc và cả quan chức chính phủ Zambia.

Những xung đột giữa các chủ doanh nghiệp Trung Quốc và người bản địa Zambia trái ngược với mối quan hệ đôi bên cùng có lợi ở cấp quốc gia giữa hai nước.

Đầu tư vào Zambia, Trung Quốc nắm trong tay nguồn nguyên liệu thô phục vụ công nghiệp, cũng như mở rộng thị trường cho các mặt hàng Trung Quốc. Zambia cũng được hưởng lời từ các dự án đầu tư, xây đường cao tốc, đập thủy điện và đường sắt.

Zambia là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Phi được Bắc Kinh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Từ những năm 1970, Trung Quốc đã tham gia xây đường sắt, khởi đầu từ thủ đô Lusaka cho đến thành phố ven biển Dar es Salaam.

Năm 2019, Liên Hợp Quốc ước tính có 80.000 người Trung Quốc sinh sống và làm việc ở Zambia, trong khi chính phủ Zambia lại nói rằng con số thực tế chỉ dưới 20.000.

Emmanuel Matambo, nhà nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Johannesburg, nói rằng quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Zambia khá tốt, nhưng ở cấp độ kinh doanh và giữa các cá nhân lại “rất căng thẳng, có dấu hiệu phân biệt đối xử”.

Matambo nói vụ giết người gần đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc liên quan đến làn sóng phẫn nộ với người Trung Quốc ở Zambia.

Stephen Chan, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học SOAS London, Anh, nói các doanh nghiệp Trung Quốc ở Zambia thường không không tuân thủ luật lao động, không đầu tư vào mối quan hệ cộng đồng, không hướng đến sự phát triển của nhân viên.

Ông Chan cho rằng Trung Quốc đã không giáo dục người dân về những điều nên làm và không nên làm trước khi ra nước ngoài làm ăn. Đại sứ quán Trung Quốc ở nước sở tại cũng không đề ra những chỉ dẫn cụ thể, ông Chan nói.

Điều đáng nói là tình trạng phân biệt đối xử còn ảnh hưởng trực tiếp đến người Trung Quốc ở Zambia, vì có nhiều người vô tội mất mạng oan.

“Tôi đã chứng kiến nhiều vụ việc tương tự, không chỉ ở Zambia mà còn ở Kenya, Senegal…”, Solange Guo Chatelard, học giả nghiên cứu về quan hệ Trung Quốc – châu Phi, tại Đại học Libre de Bruxelles ở Bỉ, nói.

Các chuyên gia cho rằng giải quyết mâu thuẫn giữa người Trung Quốc và người bản địa Zambia sẽ không phải là chuyện một sớm một chiều, theo SCMP.

Covid-19 khiến 200 tỷ USD Trung Quốc đầu tư vào châu Phi trở nên “công cốc”

Đại dịch Covid-19 lây lan toàn cầu tạo nên sự sụp đổ trong giá cả hàng hóa, lãng phí khoản tiền 200 tỉ USD Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN