Vỡ đập ở Libya: Người sống sót đối mặt nguy hiểm mới

Nhiều người sống sót ở thành phố Derna đã không còn nước sạch kể từ khi lũ lụt từ thảm họa vỡ đập làm ô nhiễm nguồn nước. Nhưng nếu rời đi chỗ khác để tìm kiếm nước sạch, họ phải đối mặt với mối nguy hiểm mới.

Người sống sót sau thảm họa vỡ đập ở thành phố Derna đối mặt với 2 nguy cơ mới. Ảnh minh họa: Imago

Người sống sót sau thảm họa vỡ đập ở thành phố Derna đối mặt với 2 nguy cơ mới. Ảnh minh họa: Imago

DW ngày 18/9 đưa tin, những cư dân sống sót sau thảm họa vỡ đập và lũ lụt ở thành phố ven biển Derna, miền đông Libya, đang trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, khi ở yên tại chỗ thì không có nước sạch sử dụng, còn nếu đi tìm nước sạch ở chỗ khác thì có nguy cơ giẫm phải bom mìn do nước lũ cuốn trôi rải rác nhiều nơi. 

Những cư dân này đã không còn nước sạch để sinh hoạt khi lũ lụt làm ô nhiễm nguồn nước ở địa phương. Ngày 16/9, một quan chức địa phương cho biết, ít nhất 150 trường hợp bị tiêu chảy do sử dụng nước bị ô nhiễm. 

"Trong mọi trường hợp ở Derna, người dân không được phép sử dụng nước uống thông thường vì tỷ lệ ô nhiễm là rất cao sau lũ lụt", Haider al-Sayeh, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia Libya, tuyên bố.

Hãng Reuters đưa tin, lũ lụt được cho là đã ảnh hưởng đến khoảng 1/4 tổng số tòa nhà ở Derna, với gần 900 tòa nhà bị phá hủy hoàn toàn và gần 400 tòa nhà khác bị ngập trong bùn đất. 

Việc thiếu nước sạch để sử dụng đã khiến nhiều người sống sót ở thành phố Derna phải đắn đo suy nghĩ xem liệu họ có nên lội qua những khu vực có thể có bom mìn trôi nổi để tìm nguồn nước sạch hay không.

Các nhóm viện trợ quốc tế và người dân Libya khẩn trương gửi viện trợ nhân đạo tới thành phố Derna khi nhiều người sống sót ở đây thiếu nước sạch và lương thực. Ảnh: AP

Các nhóm viện trợ quốc tế và người dân Libya khẩn trương gửi viện trợ nhân đạo tới thành phố Derna khi nhiều người sống sót ở đây thiếu nước sạch và lương thực. Ảnh: AP

Theo trang The Messenger, Ủy ban Chữ Thập đỏ Quốc tế (ICRC) tuần trước cho biết, các thành viên của họ đang đánh giá rủi ro đối với người sống sót cũng như các đội cứu trợ, cứu nạn liên quan đến các kho chứa bom mìn chưa nổ từ cuộc nội chiến ở Libya hay thậm chí là từ Thế chiến II.

"Các nhóm của chúng tôi sẽ đánh giá rủi ro từ các vật liệu chưa nổ và các kho đạn dược bị bỏ hoang ở Derna để ngăn thêm thương vong", ICRC cho biết. Thành phố Derna là nơi chịu ảnh hưởng nặng nhất trong thảm họa vỡ đập ở miền đông Libya vào ngày 10/9. Ngày 16/9, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc (OCHA) dẫn số liệu dựa trên tuyên bố của đại diện Trăng lưỡi liềm Đỏ quốc tế Libya cho biết, hơn 11.300 người ở thành phố Derna đã chết và hơn 10.000 người khác vẫn mất tích. Một ngày sau, OCHA dẫn nguồn tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, cập nhật lại số người chết và mất tích. Cụ thể, báo cáo của OCHA cho biết, ít nhất 3.958 người thiệt mạng trong thảm họa lũ lụt ở Libya và có hơn 9.000 người khác mất tích.

Nguy cơ đối mặt với bom mìn trôi nổi là bình thường khi xảy ra lũ lụt nghiêm trọng ở vùng chiến sự. Nước lũ ở Bosnia năm 1995 đã làm lộ ra nhiều quả bom mìn chưa nổ từ các cuộc chiến ở vùng Balkan. Vụ vỡ đập ở Ukraine vào tháng 6 năm nay cũng tạo ra nguy cơ tương tự.

Một thành viên đội rà phá bom mìn cầm trên tay vật liệu nổ được phát hiện ở thủ đô Tripoli, Libya, năm 2022. Ảnh: Getty Images

Một thành viên đội rà phá bom mìn cầm trên tay vật liệu nổ được phát hiện ở thủ đô Tripoli, Libya, năm 2022. Ảnh: Getty Images

Nhưng tại Libya, nguy cơ lớn hơn rất nhiều. Hơn 1 triệu tàn dư chất nổ chiến tranh đã được di dời an toàn khỏi Libya kể từ năm 2011, khi các lực lượng NATO hỗ trợ phe đối lập lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. 

Nhưng Libya thời hậu Gaddafi còn chứng kiến nhiều xung đột hơn nữa, dẫn đến sự phổ biến của bom mìn, vũ khí khi các lực lượng dân quân đối địch tranh giành quyền kiểm soát đất nước. 

Ngoài ra, Libya còn nhiều bom mìn sót lại từ Thế chiến II khi đất nước này là thuộc địa cũ của Ý. Thành phố Derna là nơi diễn ra một trận đánh đẫm máu vào đầu năm 1941. 

Năm ngoái, Liên Hợp Quốc ước tính bom mìn chưa nổ ở Libya vẫn còn ở một khu vực có tổng diện tích hơn 15 triệu mét vuông. Liên Hợp Quốc cũng cho biết, 19 người, trong đó có 14 trẻ em, đã thiệt mạng vào năm 2022 do chất nổ còn sót lại sau chiến tranh. Theo thống kê của một tổ chức phi lợi nhuận, trong giai đoạn 2020 - 2022, Libya có khoảng 130 người chết do bom mìn sót lại sau chiến tranh phát nổ.

"Việc sử dụng vũ khí bừa bãi tại các khu vực dân sự trong các cuộc xung đột gần đây có nghĩa là ngay cả các khu vực thành thị cũng tràn ngập tàn dư của chất nổ hậu chiến tranh", Liên Hợp Quốc cảnh báo đầu năm nay.

Thảm họa vỡ đập Libya: Phóng viên hé lộ điều ám ảnh nhất

Các phóng viên chứng kiến hậu quả kinh hoàng của thảm họa vỡ đập ở Libya đã chia sẻ về cảnh tượng gây ám ảnh với họ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - DW, The Messenger ([Tên nguồn])
Tin tức Libya Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN