Virus "sốt khỉ" lây lan tại Ấn Độ, 3 người tử vong trong thời gian ngắn
Nhiều người dân tại Ấn Độ đang trở thành nạn nhân của căn bệnh “sốt khỉ”. Cơ quan y tế Ấn Độ cảnh báo, đây là căn bệnh rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao.
Ngày 9.3, Bộ Y tế Ấn Độ đã ghi nhận ít nhất 55 người nhiễm bệnh và 3 ca tử vong vì “sốt khỉ” chỉ trong vòng 2 tuần.
Căn bệnh mới này được người dân Ấn Độ gọi là “sốt khỉ” vì lây truyền sang người sau khi bị bọ ve mang virus trên cơ thể loài khỉ cắn.
“Sốt khỉ” được giới khoa học gọi là bệnh Kyasanur Forest. Đây là căn bệnh gây xuất huyết do virus, có nguồn gốc từ miền Nam Ấn.
“Đã có 2 trường hợp nhiễm mới Kyasanur Forest tại thị trấn Siddapura (Ấn Độ). Sự xuất hiện của virus đã được phát hiện trong nội tạng của một số con khỉ tại khu vực này”, tiến sĩ Ashok Kumar đến từ Bộ Y tế Ấn Độ cho biết.
“Chúng tôi hiện có đủ vắc xin và đang cố gắng nâng cao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh”, ông Ashok Kumar nói thêm.
Virus “sốt khỉ” nguy hiểm đang lây lan tại Ấn Độ (ảnh: Dailystar)
Bệnh “sốt khỉ” lây nhiễm từ một loại virus tồn tại trong ve sống trên loài khỉ. Những con ve mang virus cắn người và các loài động vật khác và có khả năng lây lan cao.
Giới chức y tế Ấn Độ hiện đang kêu gọi người dân đi tiêm phòng và bôi thuốc chống côn trùng, sử dụng các biện pháp chống ve, rận trên vật nuôi.
Virus “sốt khỉ” gây tỷ lệ tử vong rất cao – 10%.
Ấn Độ là “thiên đường” của loài khỉ do tín ngường thờ thần khỉ Hanuman (ảnh: Dailystar)
Theo tín ngưỡng của người dân Ấn Độ, khỉ là hiện thân của thần khỉ Hanuman và được người dân tại đây tôn thờ, bảo vệ.
Khi bị nhiễm virus “sốt khỉ”, người bệnh sẽ sốt cao, sau đó xuất huyết không ngừng tại mũi, cổ họng và nướu, cuối cùng dẫn đến tử vong. Virus này còn có thể gây xuất huyết dạ dày, trực tràng, đông cứng cơ, rối loạn thần kinh.
Nguồn: [Link nguồn]
Một tín đồ thuộc giáo phái Tân Thiên Địa đã tấn công nữ y tá đang chăm sóc cho mình và bỏ trốn khỏi khu cách ly dịch...