Virus corona: Câu hỏi hóc búa nhất mà giới chuyên gia bó tay

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu thế giới cảnh báo dịch virus corona bùng phát từ TP Vũ Hán – Trung Quốc có khả năng trở thành đại dịch toàn cầu.

Bệnh nhân virus Vũ Hán được chuyển vào khu vực cách ly ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Bệnh nhân virus Vũ Hán được chuyển vào khu vực cách ly ở Trung Quốc. Ảnh: AP

Một đại dịch diễn ra ở hai hoặc nhiều châu lục cũng có thể gây ra hậu quả trên toàn thế giới, bất chấp những hạn chế đi lại và kiểm dịch mà Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, kể cả Mỹ, đang áp dụng.

Tuy nhiên, giới khoa học đang bế tắc trước câu hỏi khó khăn nhất. Đó là chưa biết virus corona mới gây chết người nhiều đến đâu nên không chắc chắn về mức độ thiệt hại do đại dịch gây ra. Nhưng ngày càng có sự đồng thuận rằng mầm bệnh dễ lây lan giữa người với người.

Giới khoa học phát hiện virus Vũ Hán lây truyền giống như cúm, mức độ lây lan cao tương tự các virus SARS và MERS. Bác sĩ Anthony S. Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cho biết virus Vũ Hán rất dễ lây truyền và "gần như chắc chắn sẽ trở thành đại dịch".

Trong 3 tuần qua, số trường hợp mắc bệnh tăng vọt lên hơn 17.000 tại ít nhất 23 quốc gia, trong khi đã có 362 người thiệt mạng. Số trường hợp trên thực tế được dự đoán cao hơn nhiều. Dù quy mô lây truyền của virus Vũ Hán không nhanh như cúm và sởi nhưng vượt xa so với các virus SARS và MERS.

Khi dịch SARS được kiểm soát vào tháng 7-2003 sau khi hoành hành trong 9 tháng, chỉ có 8.098 trường hợp mắc bệnh. Còn dịch MERS chỉ ghi nhận 2.500 trường hợp mắc bệnh từ năm 2012. Dịch SARS đã giết chết khoảng 10% những người mắc bệnh và dịch MERS cướp đi sinh mạng của 1/3. Trong khi đó, các chuyên gia hiện không chắc chắn virus Vũ Hán sẽ khiến tổng số người tử vong là bao nhiêu.

Bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918 giết chết khoảng 2,5% nạn nhân nhưng vì nó lây lan rộng nên sau đó khoảng 20-50 triệu người đã tử vong.

Dịch H1N1 có khả năng lây truyền cao khiến 285.000 người thiệt mạng năm 2009, ít hơn so với cúm theo mùa thông thường và có tỉ lệ tử vong tương đối thấp, ước tính là 0,02%. Tỉ lệ tử vong đối với các trường hợp đã biết liên quan đến virus Vũ Hán vào khoảng 2% và có khả năng sẽ giảm.

Virus corona: Câu hỏi hóc búa nhất mà giới chuyên gia bó tay - 2

Uớc tính chính xác về tỉ lệ gây tử vong của virus Vũ Hán sẽ chưa thể thực hiện được cho đến khi có thể thực hiện một số nghiên cứu nhất định. Ông Michael Ryan, người đứng đầu Cơ quan phản ứng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết trong một cuộc phỏng vấn với STAT News hôm 1-2 rằng có bằng chứng cho thấy virus Vũ Hán vẫn có thể bị ngăn chặn.

Ngoài ra, nó có thể sẽ biến mất khi thời tiết ấm lên. Nhiều loại virus như cúm, sởi, norovirus... phát triển mạnh trong không khí lạnh, khô. Bốn loại virus corona nhẹ gây cảm lạnh thông thường cũng đạt tới đỉnh điểm vào mùa đông.

Nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ… đều đang nghiên cứu thuốc chống virus Vũ Hán và vắc-xin, hy vọng sẽ mang lại kết quả khả quan.

Mục tiêu dễ bị tổn thương

Các chuyên gia cho biết mục tiêu dễ bị tổn thương bởi virus Vũ Hán nhất là châu Phi, nơi hơn 1 triệu người Trung Quốc đang làm việc ở đó. Họ tham gia các dự án khai thác, khoan hoặc kỹ thuật. Ngoài ra, nhiều người châu Phi làm việc và học tập tại Trung Quốc và các quốc gia khác nơi phát hiện virus.

Theo chuyên gia William Schaffner, đến từ Trung tâm Y tế Trường ĐH Vanderbilt, hiện tại, dường như virus corona sẽ không lan rộng ở các quốc gia có hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ.

Virus corona: Câu hỏi hóc búa nhất mà giới chuyên gia bó tay - 3

Phát hiện mới về nguồn gốc lây nhiễm virus Corona ở Trung Quốc

Trình tự gene của virus Corona lây lan trên khắp Trung Quốc giống tới 96% virus corona phát hiện trong dơi, theo một nghiên cứu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Nghĩa - The New York Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN