Viễn cảnh Nga tấn công Ukraine: Mỹ đáp trả quân sự ra sao?

Kể từ tháng 4 năm nay, Nga đã từng bước tập trung một lượng lớn lực lượng gần biên giới Ukraine. Điều này khiến người ta gợi nhớ đến sự kiện năm 1990, khi Mỹ tập kết lực lượng ở Trung Đông trước chiến dịch “Bão táp sa mạc”, nhằm đánh bật Iraq khỏi Kuwait.

Mỹ sẽ tránh xung đột quân sự trực tiếp với Nga.

Mỹ sẽ tránh xung đột quân sự trực tiếp với Nga.

Theo báo Mỹ The Hill, xung đột Nga-Ukraine thực tế đã bắt đầu từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Những gì xảy ra hiện nay chỉ là sự tiếp diễn của các hoạt động quân sự.

Nga không chấp nhận một Ukraine ngày càng ngả về phương Tây. Động thái tập trung lực lượng ở biên giới Ukraine giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin có thêm lựa chọn quân sự nếu tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát.

Theo quan điểm của tướng lục quân Mỹ về hưu Kevin Ryan, có nhiều giải pháp để Mỹ đối phó với hành động gây hấn từ Nga, bao gồm giải pháp ngoại giao, trừng phạt kinh tế và biện pháp quân sự.

Nói về biện pháp quân sự, tướng Ryan cho rằng, điều này có thể khiến Nga phải suy nghĩ lại về cơ hội thành công nếu phát động chiến dịch ở Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định sẽ không đưa binh sĩ Mỹ tới tham chiến ở Ukraine. Điều đó có nghĩa rằng, Mỹ sẽ không trực tiếp đối đầu với quân đội Nga để tránh nguy cơ leo thang xung đột hạt nhân.

Thay vào đó, Mỹ có thể hậu thuẫn cho Gruzia và Moldova phát động chiến dịch quân sự vào các khu tự trị do Nga bảo trợ, gồm Abkhazia giáp Biển Đen, Ossetia ở phía bắc Gruzia và Cộng hòa Transnistria giáp Ukraine.

Tấn công các khu tự trị này về cơ bản không đe dọa Nga, do không phải là lãnh thổ Nga, tướng Ryan cho biết. Nhưng Nga phải phân tán lực lượng tới bảo vệ các khu vực trên, giúp giảm áp lực cho Ukraine.

Mỹ cũng có thể đưa quân phong tỏa chặt vùng Kaliningrad, là lãnh thổ Nga nằm tách biệt, bao quanh bởi Ba Lan và Biển Baltic. 

Các giải pháp quân sự như trên sẽ khiến Nga tiêu tốn đáng kể nguồn lực quân sự, tướng Ryan nói. Cuối cùng, Mỹ cũng cần lôi kéo Thổ Nhĩ Kỳ cùng đối phó Nga, cấm các tàu chiến Nga đi qua eo biển Bosphorus

Eo biển Bosphorus là tuyến đường hàng hải duy nhất kết nối Biển Đen với Địa Trung Hải, là lối ra của Hạm đội Biển Đen Nga.

Theo Công ước Montreux, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền cấm bất cứ tàu thuyền nào đi qua eo biển nếu “cảm thấy dấu hiệu nguy hiểm hoặc bị đe dọa”.

Theo tướng Ryan, Thổ Nhĩ Kỳ có thể lấy lý do xung đột ở Ukraine đe dọa lợi ích của nước này, do đó cần cấm tàu thuyền Nga đi qua eo biển, nhưng vẫn đảm bảo quyền đi lại của các tàu Mỹ và phương Tây.

Nguồn: [Link nguồn]

Viễn cảnh Nga tấn công Ukraine: Cái bẫy đang chờ đợi ông Putin?

Nguy cơ về một cuộc xung đột quân sự nổ ra ở châu Âu đang tăng lên mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Hill ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN