Video: Nga thu giữ hơn 1,5 tấn ngà voi ma mút

Các đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Nga (FSB) phát hiện hàng chục chiếc ngà voi khổng lồ sau khi dỡ sàn của một tòa nhà.

Ngà voi ma mút khổng lồ bị giới chức Nga thu giữ (video: RT)

Hôm 25/7, FSB thông báo, họ đã thu giữ hơn 1,5 tấn ngà voi ma mút từ những kẻ buôn lậu. Số ngà voi này được cho là khai thác từ vùng Viễn Đông thuộc Nga.

“Đặc vụ thuộc Cơ quan An ninh Nga ở vùng Khabarovsk và tỉnh Tự trị Do Thái thuộc Nga đã ngăn chặn hành vi buôn bán trái phép hóa thạch voi ma mút”, FSB cho biết.

Theo giới chức Nga, số ngà voi ma mút được những kẻ buôn lậu giấu dưới lớp sàn gỗ của một tòa nhà. Từng chiếc ngà voi đều được bọc cẩn thận bằng túi nhựa PP. 

Số ngà voi ma mút bị FSB thu giữ có giá khoảng 50 triệu rúp (hơn 555.000 USD). Chúng được cho là có thể bán với giá cao ở thị trường châu Á.

FSB nhấn mạnh, khai thác, buôn bán hóa thạch cổ sinh vật học mà không có giấy phép là hành vi trái pháp luật ở Nga.

Hồi tháng 4, hải quan Nga đã thu giữ gần 1 tấn ngà voi ma mút ở sân bay Sheremetyevo (thuộc Moscow). Số ngà voi trị giá khoảng 220.000 USD này được vận chuyển bởi một công ty Nga với tên lô hàng là “đồ trang trí”.

Giám đốc công ty sở hữu gần 1 tấn ngà voi nói trên có thể phải đối mặt với án tù 7 năm, theo RT.

Tờ báo Nga cho hay, ngà của voi ma mút (còn gọi là “ngà băng”) đã trở nên dễ khai thác hơn khi băng ở vùng Siberia (Nga) tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Giới chức Nga gặp khó khăn trong việc quản lý số ngà voi ma mút bị đóng băng ở Siberia. Khu vực này rộng khoảng 12 triệu km2.

Năm 2019, một báo cáo của giới chức Nga chỉ ra rằng, ở vùng Yakutia (thuộc Nga), mỗi năm, giá trị số ngà voi ma mút bị khai thác trái phép có thể lên tới 50 triệu USD.

Voi ma mút – một loài voi cổ đại đã bị tuyệt chủng. Chúng tồn tại vào khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Voi ma mút nổi tiếng với bộ lông dày và đôi ngà lớn. Voi ma mút trưởng thành cao từ 3 – 3,3m.

Lần đầu tiên ra mắt viên thịt voi ma mút khổng lồ

Viên thịt khổng lồ nuôi cấy từ DNA của loài voi ma mút lông xoăn đã tuyệt chủng được trưng bày ở Nemo – bảo tàng khoa học tại Hà Lan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – RT ([Tên nguồn])
Tin tức Nga Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN