Video hiếm vụ thử bom hạt nhân lớn nhất trong lịch sử thế giới

Chỉ vài ngày trước dịp kỷ niệm 71 năm ngày Liên Xô lần đầu tiên thử bom nguyên tử vào năm 1949, tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom đã công bố video hiếm ghi lại khoảnh khắc thử bom Sa Hoàng – bom hạt nhân lớn nhất lịch sử thế giới.

Theo Sputnik, đoạn video dài 30 phút do Rosatom đăng tải gần đây, cho thấy các kỹ sư Liên Xô tích cực chuẩn bị để thử bom hạt nhân 50 megaton tại một bãi thử hẻo lánh ở Bắc Cực.

Quả bom ban đầu được gọi là “Sản phẩm 202”. Nhưng kích thước khổng lồ cùng sức không phá khủng khiếp dẫn đến cái tên bom Sa Hoàng – bom hạt nhân mạnh nhất thế giới.

Để hình dung sức mạnh khủng khiếp của bom Sa Hoàng, báo Nga so sánh với vụ thử bom nguyên tử Castle Bravo của Mỹ năm 1952. Quả bom khi đó tạo ra sức công phá 22 megaton.

Bom nguyên tử Mỹ từng ném xuống Hiroshima năm 1945 chỉ có sức công phá 16 kiloton, tức bom Sa Hoàng mạnh hơn tới 3.125 lần.

Cận cảnh quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử thế giới.

Cận cảnh quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử thế giới.

Sức công phá khủng khiếp được tạo ra từ phản ứng tổng hợp hạt nhân, một phản ứng tạo ra năng lượng giống như năng lượng của Mặt trời.

Trong video, quả bom lớn được đưa lên xe đẩy, vận chuyển trên một chiếc xe thông thường đến căn cứ không quân Olenya, vùng Murmansk.

Tại sân bay, chiếc Tu-95V được thiết kế đặc biệt, lắp thêm hàng loạt camera ghi hình để ghi lại khoảnh khắc thả bom Sa Hoàng.

Một chiếc Tu-16 bay ngay sau có nhiệm vụ hỗ trợ. Quả bom có kích thước quá lớn nên được gắn ngay bên dưới bụng oanh tạc cơ Tu-95V.

Chiếc Tu-95V thả bom Sa Hoàng trong cuộc thử nghiệm năm 1961.

Chiếc Tu-95V thả bom Sa Hoàng trong cuộc thử nghiệm năm 1961.

Sau khi được thả xuống bãi thử Novaya Zemlya, bom Sa Hoàng tự động kích hoạt dù để giúp các phi công có thời gian đưa máy bay đến nơi an toàn trước khi vụ nổ xảy ra.

Chiếc Tu-95V ở độ cao hơn 10.000 mét khi thả bom, còn bom Sa Hoàng được kích nổ ở độ cao 4.000 mét để giảm thiểu tác động của phóng xạ.

Video hiếm cũng ghi lại khoảnh khắc bom Sa Hoàng kích nổ từ nhiều góc máy khác nhau. Vụ nổ tạo ra cột khói hình nấm cao tới 6,2km. Vụ nổ được nhìn thấy ở cách xa tới 1.000km.

Chiếc Tu-95V khi đó bay xa 45km so với tâm vụ nổ, ghi lại khoảnh khắc quả cầu lửa và cột khói hình nấm không ngừng vươn rộng.

Quả bom tạo ra sức công phá 50 megaton, lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Quả bom tạo ra sức công phá 50 megaton, lớn nhất trong lịch sử thế giới.

Theo video, hiện trường vụ nổ dưới mặt đất không bị nhiễm xạ. Các kỹ sư Liên Xô còn tiếp cận khu vực mà không cần dùng đến đồ bảo hộ chuyên dụng.

Sóng xung kích mà vụ nổ tạo ra cực kỳ lớn, phá hủy các cấu trúc bằng gỗ, cửa kính cách xa hàng trăm km. Liên Xô chỉ chế tạo duy nhất một quả bom Sa Hoàng để kiểm chứng sức mạnh khủng khiếp của bom nhiệt hạch.

Các kỹ sư Liên Xô cho rằng, có thể tạo ra sức công phá gấp đôi, lên tới 100 megaton nếu bổ sung vào bom Sa Hoàng một lượng urani 238.

Vụ thử bom hạt nhân khủng khiếp khiến thế giới thay đổi mãi mãi

Vụ thử bom hạt nhân đầu tiên ở Mỹ tạo ra sức công phá lớn hơn nhiều so với dự đoán, lớn đến mức có thể nhìn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN