Video: Hé lộ pháo phản lực mới của NATO, hỏa lực mạnh gấp đôi HIMARS

Sự kiện: Vũ khí quân sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc
Nữ miền Bắc

Tập đoàn sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall hôm 17/6 thông báo hợp tác với công ty vũ khí Lockheed Martin của Mỹ để chế tạo hệ thống pháo phản lực mới, nâng cấp tính năng từ hệ thống HIMARS.

Theo Newsweek, hệ thống pháo phản lực mới của NATO gọi là GMARS và được coi là phiên bản nâng cấp của hệ thống HIMARS do Mỹ sản xuất.

GMARS vẫn thừa hưởng các thiết kế và tính năng của HIMARS nhưng cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhờ hai bệ phóng rocket, mỗi bệ phóng mang theo 6 quả tên lửa dẫn đường GMLRS.

GMARS sẽ vẫn có khả năng "bắn và chạy" giống như HIMARS, nghĩa là có thể di chuyển tới địa điểm khai hỏa, bắn loạt đạn rocket và sau đó nhanh chóng rời khỏi khu vực.

GMARS là hệ thống pháo phản lực mới do hãng Rheinmetall của Đức hợp tác sản xuất với công ty Lockheed Martin của Mỹ.

GMARS là hệ thống pháo phản lực mới do hãng Rheinmetall của Đức hợp tác sản xuất với công ty Lockheed Martin của Mỹ.

Xe phóng GMARS được trang bị hệ dẫn động 8x8 với 4 bánh lốp mỗi bên, thay vì 3 mỗi bên như HIMARS. Mặc dù nặng tới 40 tấn khi mang đầy đủ vũ khí nhưng nhà sản xuất Rheinmetall khẳng định GMARS có thể hoạt động linh hoạt, di chuyển trên hầu hết các điều kiện địa hình.

Xét về thông số kỹ thuật, GMARS cũng vượt trội HIMARS khi có phạm vi di chuyển tới 700km và đạt tốc độ tối đa 100 km/giờ (HIMARS có phạm vi di chuyển 300km và tốc độ tối đa 85 km/giờ).

Với kích thước lớn hơn đáng kể so với HIMARS, hệ thống pháo phản lực mới của NATO còn được tích hợp cần cẩu chuyên dụng, cho phép thay bệ phóng rocket mà không cần xe hỗ trợ như HIMARS.

GMARS cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhưng vẫn đảm bảo khả năng vận hành cơ động như HIMARS.

GMARS cung cấp hỏa lực mạnh gấp đôi nhưng vẫn đảm bảo khả năng vận hành cơ động như HIMARS.

Kíp lái hệ thống GMARS được giảm xuống còn 2 người so với 3 của HIMARS. Nhà sản xuất Rheinmetal khẳng định các lực lượng NATO có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng hệ thống GMARS mà không gặp bất cứ khó khăn nào vì phương thức vận hành giống như HIMARS.

Các vũ khí mà hệ thống GMARS có thể sử dụng trong chiến đấu bao gồm tên lửa dẫn đường GMLRS (tầm bắn 70km), tên lửa tăng tầm ER-GMLRS (150km), tên lửa đạn đạo ATACMS (300km), tên lửa thế hệ mới PrSM (400km).

Trong tương lai, hệ thống còn có thể được trang bị các vũ khí mới mà Mỹ và NATO phát triển, gồm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm bắn hơn 370km và rocket cỡ 122mm, tầm bắn 22km.

Video đồ họa do nhà sản xuất Rheinmetall công bố hôm 17/6 quay cảnh hệ thống GMARS nạp đạn tại một khu vực bí mật trong rừng và sau đó vượt qua cản trở của địa hình, nhanh chóng khai hỏa bằng hai hệ phóng rocket. Giá thành sản xuất của hệ thống GMARS hiện không được tiết lộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Truyền thông Ukraine hôm 3/6 đăng hình ảnh một bệ phóng tên lửa phòng không S-400 bị phá hủy ở vùng Belgorod của Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nhật Minh - Newsweek ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN