Video: Điều xảy ra khi UAV "rồng lửa" Ukraine rải kim loại nóng chảy lên xe tăng Nga

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Máy bay không người lái (UAV) của Ukraine rải chất nhiệt nhôm nóng chảy lên tới 2.700 độ C lên xe tăng Nga ở mặt trận vùng Donetsk.

Theo Forbes, từ đầu tháng 9, Ukraine bắt đầu sử dụng UAV mang theo chất nhiệt nhôm nóng chảy để tấn công các vị trí phòng thủ của Nga. Những UAV này được gọi là "UAV rồng lửa". Vài tuần sau, Nga cũng sử dụng phương pháp tương tự trong giao tranh với Ukraine.

UAV "rồng lửa" thường chỉ được sử dụng để tấn công các mục tiêu cố định, nơi đối phương tập trung binh sĩ ở tiền tuyến. Loại vũ khí này đặc biệt nguy hiểm bởi có thể gây chết người, một khi tiếp xúc trực tiếp với chất nhiệt nhôm nóng chảy.

Nhưng chất gây cháy cũng có tác dụng với xe bọc thép. Một lữ đoàn Ukraine gần đây đã sử dụng UAV "rồng lửa" để tấn công xe tăng Nga, tạp chí Forbes đưa tin.

Xe tăng Nga bốc cháy dữ dội sau khi bị UAV Ukraine rải chất nhiệt nhôm nóng chảy. Ảnh chụp từ video.

Xe tăng Nga bốc cháy dữ dội sau khi bị UAV Ukraine rải chất nhiệt nhôm nóng chảy. Ảnh chụp từ video.

Hôm 3/10, Lữ đoàn Cơ giới số 30 của quân đội Ukraine - đơn vị phòng thủ gần làng Minkivka, cách thành phố Bakhmut khoảng 15km về phía tây bắc, phát hiện một xe tăng Nga di chuyển đơn độc, có thể làm nhiệm vụ trinh sát.

Lữ đoàn Ukraine đã phục kích, bắn trúng mục tiêu bằng vũ khí chống tăng. Sau khi mục tiêu đứng im bất động, lữ đoàn sử dụng UAV "rồng lửa" để phá hủy xe tăng. UAV bay phía trên và rải chất nhiệt nhôm nóng tới 2.700 độ C. Không lâu sau, chiếc xe tăng bị thiêu rụi hoàn toàn. "Đây có lẽ là video đầu tiên quay cảnh UAV 'rồng lửa' của Ukraine tấn công xe tăng Nga", một chuyên gia quân sự Estonia cho biết, theo Forbes.

“Khi chất gây cháy bám  vào xe tăng, vật liệu dễ cháy trên bề mặt xe tăng có thể bắt lửa, cao su trên xích và bánh xe cũng có thể bắt lửa, ống thủy lực hở có thể bị vỡ và khoang động cơ có thể bị hư hỏng”, một nghiên cứu của quân đội Mỹ vào năm 2000 cho biết.

Thiệt hại sẽ đáng kể hơn nếu có bộ binh ngồi trên nóc xe tăng.  “Chất gây cháy cũng có thể đốt cháy đạn dược gắn bên ngoài, sau đó có thể gây ra vụ nổ thứ cấp bên trong xe tăng", nghiên cứu của quân đội Mỹ cho biết.

Theo Forbes, nếu xe tăng còn hoạt động thì UAV "rồng lửa" không thể dễ dàng rải chất gây cháy. Đó là lý do lữ đoàn số 30 phải vô hiệu hóa xe tăng trước. Các binh sĩ Nga trước đó có thể đã rời khỏi xe tăng. Quân đội Ukraine muốn phá hủy xe tăng bỏ không để tránh khả năng Nga thu hồi trong tương lai.

Quân đội Nga được cho là đã sử dụng máy bay không người lái (UAV) thả chất nhiệt nhôm nóng chảy tạo thành loạt tia lửa xuống vị trí lực lượng Ukraine...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Forbes ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN