Video: "Biển người" Ấn Độ chen chúc về quê bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc

Sau lệnh phong tỏa toàn quốc chống dịch Covid-19 của Thủ tướng Ấn Độ, hàng trăm nghìn người dân từ các thành phố lớn đã đổ xô tới bến xe để có vé về quê. Điều này tạo ra khung cảnh vô cùng hỗn loạn, gây khó khăn cho công tác kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.

Video: "Biển người" Ấn Độ chen chúc về quê bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc. Nguồn: CNN

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi, ngày 24/3 đã tuyên bố lệnh phong tỏa toàn quốc ít nhất 21 ngày nhằm ngăn sự lây lan của dịch Covid-19. Kèm theo lệnh phong tỏa là quy định cấm người dân rời khỏi nhà nếu không có việc cần thiết và hạn chế di chuyển giữa các bang, thành phố. Ai vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, theo CNN, cảnh hỗn loạn đã xuất hiện những ngày gần đây khi hàng trăm nghìn người dân từ các thành phố lớn tại Ấn Độ đổ xô ra các bến xe để tìm cách về quê, bất chấp lệnh phong tỏa của chính phủ. Hầu hết là lao động nghèo lên thành phố kiếm sống và ở tại các khu ổ chuột. 

Nhân viên an ninh bất lực, không thể kiểm soát được đám đông lao động nhập cư Ấn Độ tại một trạm xe bus lớn ở thành phố Ghaziabad, bang Uttar Pradesh hôm 28/3. Ảnh: Reuters

Nhân viên an ninh bất lực, không thể kiểm soát được đám đông lao động nhập cư Ấn Độ tại một trạm xe bus lớn ở thành phố Ghaziabad, bang Uttar Pradesh hôm 28/3. Ảnh: Reuters

Hàng dài lao động nghèo Ấn Độ xếp hàng chờ xe bus hôm 28/3 ở ngoại ô thủ đô New Delhi để được về quê. Ảnh: Getty

Hàng dài lao động nghèo Ấn Độ xếp hàng chờ xe bus hôm 28/3 ở ngoại ô thủ đô New Delhi để được về quê. Ảnh: Getty

Lệnh phong tỏa của chính phủ đã khiến những người này mất việc kéo theo nhiều hệ lụy trong cuộc sống như không có tiền mua thực phẩm, trả tiền nhà, điện nước. Vì vậy, họ chỉ còn cách về quê.

Hai ngày gần đây, Jeetender Mahender, công nhân vệ sinh 36 tuổi thuộc đẳng cấp Dalit - đẳng cấp thấp trong xã hội Ấn Độ, không dám rời khỏi căn nhà tồi tàn trong khu ổ chuột Valmiki ở phía bắc thành phố Mumbai, Ấn Độ, ngoại trừ việc phải đi vệ sinh.

Tình cảnh của Mahender vô cùng thảm hại. Căn nhà tồi tàn không có nước và nhà vệ sinh riêng, đồ ăn cũng dần cạn kiệt và khi không được đi làm đồng nghĩa rằng người đàn ông 36 tuổi không có tiền để trang trải cuộc sống. 

Mahender đang cố tuân thủ lệnh phong tỏa toàn quốc của chính phủ nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan rộng ở đất nước 1,3 tỷ dân.

"Cách ly xã hội không chỉ dành cho những người nhiễm bệnh mà còn cho mọi người, bao gồm cả bạn và gia đình bạn", ông Modi phát biểu hồi tuần trước.

Việc cách ly xã hội có thể khả thi với các tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở Ấn Độ, những người dù có bị cách ly xã hội cũng không chết đói và mất việc làm (vì họ có thể làm việc tại nhà nhờ công nghệ hiện đại).

Tuy nhiên, tình trạng hỗn loạn trong suốt những ngày gần đây cho thấy cách ly xã hội là nhiệm vụ bất khả thi (cả về thể chất và kinh tế) với 74 triệu người nghèo -  chiếm 1/6 dân số Ấn Độ (1,3 tỷ người) - sống tại các khu ổ chuột.

"Số người đông và làn đường chật hẹp khiến mỗi khi chúng tôi đi lướt qua người khác không thể không va vào nhau. Gia đình tôi và 20 gia đình khác phải dùng chung một nhà vệ sinh bên ngoài. Chúng tôi sống quá gần nhau nên nếu một người nhiễm Covid-19, tất cả sẽ đều bị lây bệnh", Mahender chia sẻ.

Video: "Biển người" Ấn Độ chen chúc về quê bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc - 3

Người lao động nghèo và gia đình chật vật tìm cách về quê sau khi Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters

Người lao động nghèo và gia đình chật vật tìm cách về quê sau khi Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa. Ảnh: Reuters

Theo CNN, ít nhất một người sống trong khu ổ chuột ở thành phố Mumbai có kết quả dương tính với Covid-19. Và khi hoảng loạn gia tăng giữa những người dễ bị tác động nhất ở Ấn Độ, hàng trăm nghìn lao động nhập cư ở các thành phố lớn đang đổ về quê bằng xe bus thậm chí là đi bộ. Điều này làm dấy lên nỗi lo về khả năng lây lan dịch bệnh tới nhiều vùng quê trên khắp Ấn Độ.

Trong một bài phát biểu trên đài phát thanh hôm 29/3, Thủ tướng Ấn Độ đã thừa nhận lệnh phong tỏa đã gây ra hỗn loạn nhất định, ảnh hưởng tới người dân nghèo và lên tiếng xin lỗi. Ông Modi lý giải rằng chính phủ Ấn Độ buộc phải làm vậy vì không còn lựa chọn nào khả dĩ hơn.

Trung bình gần 1.500 người/nhà vệ sinh

Theo CNN, có nhiều nguyên nhân khiến người dân nghèo tại các khu ổ chuột không thể tuân thủ việc "cách ly xã hội". Một trong số đó là việc thiếu nguồn nước sinh hoạt.

Sia, một công nhân xây dựng sống tại khu ổ chuột ở thành phố Gurugram, gần thủ đô New Delhi, phải thức dậy từ 5h sáng và bất chấp lời kêu gọi của Thủ tướng Ấn Độ, cô vẫn phải ra ngoài. Lý do là Sia phải đi bộ 100 mét tới một bể nước  - phục vụ cho 70 công nhân xây dựng.

Thiếu nước sinh hoạt là một nguyên nhân khiến người lao động phải ra ngoài dù có lệnh cấm. Ảnh: Reuters

Thiếu nước sinh hoạt là một nguyên nhân khiến người lao động phải ra ngoài dù có lệnh cấm. Ảnh: Reuters

Và dĩ nhiên, Sia không phải người duy nhất không tuân thủ việc ở trong nhà giữa mùa dịch Covid-19. Hầu hết phụ nữ ở khu ổ chuột tới giặt giũ cùng nhau tại bể nước mỗi buổi sáng và tới lấy nước trong ngày. Không có phòng tắm ở nhà, đây là nơi duy nhất cung cấp nước sinh hoạt cho họ.

Một nghiên cứu gần đây, căn cứ vào mật độ dân số, cho thấy trung bình có 1.440 người/nhà vệ sinh tại khu Dharavi ở thành phố Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ. Một khảo sát năm 2019 cũng phản ánh 78% nhà vệ sinh công cộng ở các khu ổ chuột của Mumbai thiếu nguồn cung cấp nước.

Lựa chọn khó khăn cho lao động nghèo: Ở nhà thì chết đói - đi làm phải chấp nhận rủi ro mắc bệnh

Một nguyên nhân khác khiến lao động nghèo Ấn Độ không thể tuân thủ việc cách ly xã hội rất dễ nhận thấy: Họ cần phải đi làm.

Theo Tổ chức Lao động quốc tế, mức lương hàng ngày của lao động nghèo ở Ấn Độ là khoảng 138-499 rupee (40.000-160.000 đồng)/ngày.

"Họ làm cho khu vực không có tổ chức hay kết cấu như một công ty. Vì thế người lao động nghèo sẽ không được trả lương nếu họ không làm việc. Vấn đề này không chỉ mới xuất hiện sau những ngày phong tỏa toàn quốc mà đã hiện hữu từ trước đó 20 ngày.

Chuỗi cung ứng đã ngừng hoạt động. Việc làm không còn. Họ không có tiền mua nhu yếu phẩm. Khác với người giàu, lao động nghèo không có khả năng để dự trữ. Họ mua đồ hàng ngày nhưng hiện giờ các giá đồ đều đã trống trơn", nhà kinh tế học Arun Kumar cho hay.

Video: "Biển người" Ấn Độ chen chúc về quê bất chấp lệnh phong tỏa toàn quốc - 6

Nhiều lao động nghèo phải đưa ra lựa chọn khó khăn, thậm chí, một số người còn không có quyền lựa chọn. Ảnh: Reuters

Nhiều lao động nghèo phải đưa ra lựa chọn khó khăn, thậm chí, một số người còn không có quyền lựa chọn. Ảnh: Reuters

Sonia Manikraj, giáo viên 21 tuổi sống ở khu ổ chuột Dharavi, chia sẻ:"Tôi phải ra ngoài để mua thức ăn vì các cửa hàng tạp hóa ở đây chỉ mở từ 11h tới 15h trong ngày. Các con đường vào khung giờ đó vẫn luôn đông đúc".

Hệ quả dẫn đến các lao động phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Đi làm để có tiền nhưng phải chấp nhận rủi ro bị lây nhiễm Covid-19 hoặc ở nhà tránh được lây nhiễm nhưng có nguy cơ chết đói.

Một số lao động thậm chí còn không có quyền lựa chọn. Những người làm vệ sinh là một ví dụ. Họ được coi là người làm dịch vụ thiết yếu và do đó được miễn trừ khỏi lệnh phong tỏa.

"Họ được yêu cầu phải đi làm mỗi ngày. Một số còn làm công việc thu thập rác thải y tế ở bệnh viện. Họ không được trang bị đồ bảo hộ như mặt nạ hay găng tay và cũng không được hướng dẫn đầy đủ về sự nguy hiểm của Covid-19. Sau khi kết thúc công việc, họ lại trở về các khu ổ chuột. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong số họ nhiễm bệnh?", Milind Ranade, nhà sáng lập Kachra Vahatuk Shramik Sangh - tổ chức theo dõi các vấn đề lao động, nói.

CNN hôm 31/3 đưa tin, Ấn Độ ghi nhận 227 ca nhiễm Covid-19 mới trong 24 giờ qua. Đây là con số ca nhiễm mới trong ngày lớn nhất tại quốc gia 1,3 tỷ dân kể từ đầu dịch, theo Bộ Y tế Ấn Độ. Tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ hiện tại là 1.251, trong đó có 32 ca tử vong. 

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Vừa khỏi Covid-19, giáo sư Hàn Quốc phải đối mặt ”cuộc chiến mới”

25 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 lần thứ 2, một giáo sư thuộc Đại học quốc gia Busan của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - CNN ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN