Vị vua từng dũng cảm đối đầu với Adolf Hitler

Là một trong số ít các quốc vương được bầu, Haakon VII được coi là một trong những người Norway vĩ đại nhất của thế kỷ XX và được đặc biệt tôn kính vì sự dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống lại cuộc xâm lược của Đức Quốc xã và 5 năm dài sau khi bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến II.

Vị vua từng dũng cảm đối đầu với Adolf Hitler - 1

Vua Haakon VII cùng Hoàng hậu Maud.

Ông từng dọa sẽ thoái vị nếu chính phủ hợp tác với quân xâm lược Đức. Sự dũng cảm của vị vua này được tái hiện trong bộ phim “The King's Choice” của đạo diễn Erik Poppe.

Bối cảnh lịch sử

Ngày 9-4-1940, các lực lượng Đức tràn vào thủ đô Oslo, bất chấp việc Norway tuyên bố trung lập trong Thế chiến II. Quốc gia Bắc Âu này từng tuyên bố tương tự trong Thế chiến I và tìm cách giữ nguyên vai trò trong cuộc xung đột lớn thứ hai này.

Mặc dù tuyên bố trung lập, nhưng đối với các bên tham chiến, Norway mang vị trí địa chiến lược quan trọng nên họ không thể không “để mắt” tới. Thứ nhất là cảng Narvik, cảng biển chính xuất khẩu quặng sắt từ Thụy Điển. Tuyến đường biển này đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa đông, khi biển Baltic đóng băng. Narvik trở nên có ý nghĩa hơn đối với Anh khi kế hoạch thực hiện chiến dịch Catherine nhằm chiếm quyền kiểm soát biển Baltic của Hải quân Hoàng gia Anh không được triển khai.

Thứ hai, các cảng biển của Norway cho phép Đức mở đường tiến ra Đại Tây Dương, trong bối cảnh bị Anh phong tỏa kinh tế. Bên cạnh đó, đối với đảng Quốc xã của Adolf Hitler, Norway còn mang một ý nghĩa biểu tượng quan trọng đối với phong trào dân tộc Volkisch của Đức, bởi lẽ quốc gia này từ lâu vẫn được chủ nghĩa Quốc xã cho là nơi đất mẹ của cái gọi là “chủng tộc Aryan Bắc Âu”. Vì vậy, các bên tham chiến đã lên nhiều kế hoạch nhằm xâm chiếm Norway.

Ngày 15-2-1940, máy bay Anh đã phát hiện chiếc tàu chở dầu Altmark của Đức ở khu vực nằm sâu trong hải phận Norway. Ngay lập tức, Hải quân Hoàng gia Anh đã điều 6 tàu khu trục tới khu vực này. Để chạy trốn, Altmark tiến sâu vào trong vịnh Jøssing. Lúc này Altmark đang được hộ tống bởi 3 tàu chiến Norway, gồm 2 tàu phóng thủy lôi Kjell, Skarv và tàu tuần tra Firern.

Khi đội tàu khu trục Anh xuất hiện lúc 22h20 ngày 16-2-1940, tàu Altmark đang trú trong vịnh Jøssing của Norway. Bất chấp những quy định của công ước quốc tế và sự trung lập của Norway, khu trục hạm HMS Cossack đã tiến vào trong vịnh và tấn công tàu Altmark, binh lính Anh tràn sang giết chết 7 lính Đức và giải thoát tất cả tù binh trong khi các tàu Norway đã không can thiệp.

Phản ứng trước sự kiện này, Đức đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ Chính phủ Norway. Phía Norway cũng gửi kháng nghị đến Chính phủ Anh. Trong khi các chuyên gia về luật pháp quốc tế của Norway, Thụy Điển và Mỹ mô tả hành động của Anh như một sự vi phạm tính trung lập của Norway, thì London tuyên bố rằng sự kiện đó chỉ vi phạm về mặt kỹ thuật, còn về mặt đạo đức thì hợp lý.

Đối với Đức, sự kiện Altmark cho thấy Norway không có khả năng duy trì tính trung lập của mình và rằng, Anh không có ý định tôn trọng sự trung lập của Norway. Hitler ra lệnh tăng tốc xây dựng kế hoạch xâm lược với mục tiêu chính của cuộc xâm lược là nắm lấy các cảng biển và mỏ quặng, trong đó Narvik là ưu tiên số một, và thiết lập quyền kiểm soát vững chắc tại quốc gia này nhằm ngăn cản họ hợp tác với phe Đồng minh. Nó được cho là một sự bảo vệ bằng vũ trang đối với sự trung lập của Norway.

Cuộc xâm lược của Đức mở màn ngày 3-4-1940. Tới ngày 9-4-1940, quân đội Đức đã tràn vào thủ đô Oslo.

Quyết định của vị vua

Trong bối cảnh như vậy, gia đình Hoàng gia và Chính phủ Norway đã buộc phải chạy trốn khỏi thủ đô. Công chúa Martha cùng con cái trở lại Thụy Điển, quê hương của bà. Trong khi đó, Vua Haakon VII và hoàng tử kế vị quyết định ở lại Norway. Nghị viện ban đầu được thành lập tại Hamar, nhưng trước sự tiến quân nhanh chóng của Đức, lại được dời về Elverum.

Sau nhiều cuộc họp, các thành viên Quốc hội đã nhất trí thành lập Elverum Authorization. Cơ quan này được trao toàn quyền điều hành, lãnh đạo và bảo vệ đất nước, ít nhất cho tới khi Quốc hội được thành lập lại. Và người đứng đầu Alverum Authorization chính là Vua Haakon VII.

Ông đã có cuộc gặp với Đại sứ Đức Curt Brauer ngay sau đó theo đề nghị của phía Đức. Tại cuộc họp này, Đại sứ Curt Brauer đã yêu cầu phía Norway không nên thực hiện bất cứ sự chống trả nào, đồng thời thông báo Adolf Hitler yêu cầu Vua Haakon VII bổ nhiệm chính trị gia phát xít người Norway Vidkun Quisling làm Thủ tướng.

Và để thuyết phục Vua Haakon VII, Đại sứ Đức đã đưa ra ví dụ về Chính phủ Đan Mạch, đã đầu hàng chỉ 1 ngày sau cuộc xâm lược của Đức và quyết định này đã giúp cho đất nước không bị tổn hại nhiều. Tối hậu thư của Đức đã đẩy Vua Haakon VII vào tính thế tiến thoái lưỡng nan. Tuy nhiên, ông đã quyết định lãnh đạo đất nước hướng tới sự tự do theo cách riêng của mình.

Đạo diễn Erik Poope nói rằng: “Không có nhiều nhà lãnh đạo như ông”. Haakon VII là một vị vua rất đặc biệt. Không lâu sau khi được bầu, ông đã giành được sự tôn trọng, tình cảm và sự tin tưởng của người dân Norway. Ông ấy rất gần gũi, với đất nước cũng như với gia đình. Ông không phải như những vị vua khác khi chỉ nhìn con cháu từ xa, thay vào đó, ông chơi đùa với chúng.

Khác với những chế độ quân chủ còn lại ở châu Âu, khi đứng trên xã hội, Vua Haakon VII nhấn mạnh người dân phải đứng trên Quốc hội và chính nhà vua - người mà ông định nghĩa là “tôi tớ của đất nước và nhân dân”. Vì lý do này, trong một cuộc họp với các thành viên nội các ở Nybergsund, Vua Haakon VI đã thẳng thừng bác bỏ các điều khoản trong tối hậu thư của Đức.

Nhưng ông khẳng định, quyết định cuối cùng vẫn là của nội các. Tức là, nếu họ chấp nhận đầu hàng, ông sẽ thoái vị. Cuối cùng, toàn bộ nội các đã nhất trí ủng hộ ông. Quyết định khước từ những yêu cầu trong tối hậu thư đã được chuyển tải tới Đại sứ Đức qua điện thoại và tới toàn dân Norway.

Với bộ phim, đạo diễn Poope muốn tái hiện lại câu chuyện lịch sử từng bị lãng quên này, một câu chuyện lịch sử mà thậm chí không được đưa vào giảng dạy trong các trường học ở Norway. “Tôi có khả năng truyền tải những câu chuyện lịch sử tuyệt vời tới công chúng.

Sau khi tìm hiểu về chúng, tôi thấy mắc nợ với lịch sử”, vị đạo diễn 57 tuổi bày tỏ, đồng thời cho biết, “The Kings Choice không phải là một bộ phim chiến tranh” mà là “một câu chuyện lịch sử về nhà lãnh đạo đã đưa ra quyết định vì người dân của mình, bất chấp nguy hiểm đối với bản thân và gia đình”.

Vì sao Hitler không tàn sát ngay 400.000 quân đồng minh ở Dunkirk?

Kết cục chiến tranh nhiều khi chỉ quyết định trong vài giờ đồng hồ, nhưng trùm phát xít Hitler mắc sai lầm và chần chừ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khổng Hà (An ninh thế giới)
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN