Vị vua Hồi giáo đầu tiên khiến quân Thập tự chinh khiếp sợ

Vị vua Hồi giáo xuất hiện vào thế kỷ 11 đã lập nên nhiều chiến công vĩ đại, khiến thế giới phương Tây ngày nay phải nể phục.

Vị vua Hồi giáo đầu tiên khiến quân Thập tự chinh khiếp sợ - 1

Phác họa hình ảnh Saladin.

Theo Aljazeera, Saladin (1138-1193) sinh ra ở Tikrit, Iraq. Cha ông là người cai quản lâu đài ở Tikrit. Saladin đã trải qua thời niên thiếu ở Damascus, Syria, một trong những thành phố lớn của thế giới Hồi giáo. Khi còn trẻ, Saladin có vóc dáng gầy, ham học và có tính cách trầm lặng.

Lập vương quốc Hồi giáo riêng

Năm 1164, gần 7 thập kỷ trôi qua kể từ khi người Thiên chúa ở châu Âu mở cuộc Thập tự chinh đầu tiên chiếm vùng đất thánh Jerusalem (Israel ngày nay) từ tay người Hồi giáo.

Người Hồi giáo do Nour Ed-Din Zengi chỉ huy giao tranh dữ dội với vua Thập tự chinh Amalric I của Jerusalem ở Ai Cập. Đó là thời điểm Saladin trải qua trường đào tạo quân sự và cùng người chú Shirkuh tham gia vào cuộc viễn chinh.

Shirkuh khi đó là tướng lĩnh dưới quyền Nour Ed-Din, đã đẩy lùi thành công quân Thập tự chinh khỏi Ai Cập. Shirkuh trở thành thống đốc Ai Cập nhưng sau đó đã chuyển lại quyền cho người cháu Saladin.

Năm 1174, cả Nour Ed-Din và vua Jerusalem Amalric I đều qua đời. Saladin khi đó nắm quyền kiểm soát Ai Cập, tuyên bố trung thành với vương quốc Hồi giáo Abbasid ở phía đông.

Saladin sau đó ký hòa ước 10 năm 10 ngày và 10 tháng với vương quốc Jerusalem để tập trung thâu tóm quyền lực từ các hoàng tử Hồi giáo.

Trong vòng 8 năm, Saladin đã loại bỏ hầu hết những kẻ chống đối, nắm quyền kiểm soát vùng Levant (Liban, Syria, Jordan, Israel, Palestine) và Lưỡng Hà. Khi Aleppo chính thức đầu hàng, Saladin trở thành vị vua nắm quyền tối cao và lập ra nhà nước Hồi giáo Ayyubid.

Giao chiến với quân Thập tự chinh

Vị vua Hồi giáo đầu tiên khiến quân Thập tự chinh khiếp sợ - 2

Quân Hồi giáo đại chiến với phe Thập tự chinh trong trận đánh giành quyền kiểm soát Ai Cập.

Trong khi mặt trận Hồi giáo ở Trung Đông hợp nhất, vua của vương quốc Jerusalem lại không thể kiểm soát được các vùng đất liên minh, khiến cho thỏa thuận đình chiến sớm kết thúc.

Tháng 9.1182, mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Raynald xứ Chatillon, người lãnh đạo đội Hiệp sĩ thiện chiến nhất trong đoàn quân Thập tự chinh, tuyên bố sẽ san phẳng các vùng đất thánh của người Hồi giáo như Medina và Mecca.

Saladin trả đũa bằng cách vây hãm lâu đài Karak của Raynald ở Jordan. Đáp lại, Raynald tấn công những người Hồi giáo hành hương đến Mecca.

Tháng 7.1187, Saladin đem đạo quân chủ lực vượt sông Jordan, tiến thẳng vào trung tâm vương quốc Jerusalem.

“Chưa bao giờ đạo quân Hồi giáo lại hừng hực khí thế như vậy từ khi nhà tiên tri Mohammed đặt nền móng cho thế giới Hồi giáo tại bán đảo Ả Rập. Trận đánh với quân Thập tự chinh không hề dễ dàng bởi họ đã xây dựng lực lượng mạnh mẽ kể từ khi chiếm Jerusalem vào năm 1098”, giáo sư sử học Muhammad Moenes Awad đến từ trường Đại học Sharjah University ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) nói.

Quân Thập tự chinh nhóm họp tại Ain Safouriah, thảo luận về việc đợi Saladin tấn công trước hay chủ động đem quân chặn đánh. Vua Jerusalem, Guy de Lugsinan thống lĩnh 20.000 quân Thập tự chinh quyết chủ động tiến đánh Saladin ở Hattin (Israel ngày nay).

“Đây là một sai lầm lớn vì quân Thập tự chinh phải đi bộ suốt quãng đường 20km dưới ánh nắng chói chang của Mặt trời vào mùa hè. Họ không có nước uống và cũng không thiết lập đơn vị hậu cần”, Giáo sư Awad nói.

Ngược lại, 30.000 quân do Saladin thống lĩnh lại nắm rõ bước đi của quân Thập tự chinh. Đến Hattin, quân Thập tự chinh không uống được một giọt nước nào vì Saladin đã chặn đường đến nguồn nước duy nhất.

Vị vua Hồi giáo đầu tiên khiến quân Thập tự chinh khiếp sợ - 3

Saladin và con trai trước trận Hattin quyết định.

Ngày 4.7.1187, trận chiến quan trọng nhất trong lịch sự quân Thập tự chinh nổ ra. Hai đội quân đại diện cho Hồi giáo và Cơ đốc giáo giao tranh quyết liệt trong trận đánh mà không bên nào chịu lùi bước.

Giao tranh kết thúc vào cuối ngày với việc vua Guy de Lugsinan cùng các người anh em trong hoàng tộc và giới quý tộc của vương quốc Jerusalem bị bắt giữ. Chỉ khoảng 3.000 quân Cơ đốc giáo sống sót trở về.

Saladin ra lệnh chém đầu Raynald xứ Chatillon vì tội xóa bỏ hòa ước cùng 200 hiệp sĩ. Riêng vua Guy de Lugsinan cùng các thành viên hoàng tộc được tha mạng và đưa về Damascus làm con tin.

“Saladin đánh tan đoàn quân người Frank, điều mà đế chế Hồi giáo xưa kia không làm được. Ông ấy bắt sống vua Jerusalem, cướp lấy biểu tượng Chữ Thập. Đó là chiến thắng vĩ đại của người Hồi giáo, mở ra con đường tái chiếm thành Jerusalem”, Jonathan Phillips, giáo sư sử học đến từ trường Đại học London, Anh nói.

Lập chiến công lớn nhất lịch sử Hồi giáo

Hai tháng sau chiến thắng lịch sử ở Hattin, Saladin chiếm hầu hết khu vực lân cận và tiến đến thành Jerusalem vào tháng 9.1987.

Sau 10 ngày công thành, Balian xứ Ibelin chủ động ra ngoài thành để ký thỏa thuận đầu hàng không điều kiện. Ngày 2.10.1187, quân Hồi giáo tiến vào Jerusalem một cách hòa bình.

“Khung cảnh trái ngược với vụ thảm sát 30.000 người Hồi giáo khi quân Thập tự chinh chiếm Jerusalem vào năm 1099. Đoàn quân Thập tự chinh được phép rút khỏi Jerusalem trong yên bình. Giới quý tộc và những người đi theo rời đi mà không bị người Hồi giáo gây khó dễ”, Qassem Abdu Qassem, Giáo sư sử học tại Đại học Zaqaziq (Ai Cập) nói.

Vị vua Hồi giáo đầu tiên khiến quân Thập tự chinh khiếp sợ - 4

Quân Thập tự chính quỳ gối xin hàng trước Saladin.

“Thất bại của Jerusalem năm 1187 đã khiến phương Tây gặp cú sốc lớn. Giáo hoàng Urban III ở thời điểm đó còn chết ngay khi biết tin. Đây là điều mà người Công giáo chưa từng phải đối mặt”, Phillips nói.

Ngay lập tức, châu Âu huy động toàn lực hướng đến Jerusalem. Dẫn đầu đoàn quân Thập tự chinh lần 3 có Hoàng đế La Mã Frederick I, vua Pháp Philip II và vua Anh Richard the Lionheart.

“Tất cả các vị vua và người đứng đầu vùng đất ở phương Tây đều thống nhất sẽ cố gắng tái chiếm Jerusalem một lần nữa từ tay người Hồi giáo”, ông Phillips cho biết.

Trong khi Frederick I chết trên đường đến vùng đất Thánh, Philip II và Richard the Lionheart hành quân bằng đường biển an toàn.

Lực lượng chi viện hùng hậu khiến kế hoạch chiếm thành Acre (Israel) của người Hồi giáo thất bại. Vua Pháp sau đó cũng rút về để Richard the Lionheart một mình dẫn quân Thập tự chinh tiến đánh Saladin.

Để trả thù, Saladin giết chết mọi binh lính Cơ Đốc giáo mà quân đội của ông bắt gặp trong nhiều tuần sau đó. Cuối cùng,  Richard the Lionheart phải ký hòa ước với Saladin bởi quân do vua Anh chỉ huy chỉ còn 50 hiệp sĩ và 2.000 bộ binh.

Vị vua Hồi giáo đầu tiên khiến quân Thập tự chinh khiếp sợ - 5

ích thân vua Anh Richard the Lionheart.dẫn quân Thập tự chinh lần 3 tiến đánh Saladin.

Hòa ước đánh dấu cuộc Thập tự chinh lần 3 thất bại, khi đội quân Công giáo không chiếm được Jerusalem và chỉ có thể bảo toàn tạm thời các thành Tripoli, Antioch và Acre.

Ngày 4.3.1193, Saladin qua đời ở tuổi 55 vì sốt cao, nhưng tên tuổi của ông thì vẫn còn được ghi dấu mãi trong thế giới Hồi giáo và cả phương Tây.

Trước khi chết, Saladin muốn hiến tặng tất cả tài sản của mình cho người nghèo. Ông được chôn cất trong lăng mộ đơn giản, nằm bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Umayyad ở Damascus (Syria ngày nay).

 “Đoàn quân Hồi giáo do Saladin chỉ huy đánh bại đội quân thiện chiến nhất của phương Tây lúc bấy giờ và đạt mục đích tái chiếm Jerusalem. Saladin trở thành vị tướng, chiến binh bất khả chiến bại trong lòng người dân Hồi giáo. Nhưng tiếc là các thế hệ về sau lại không kế thừa được tố chất như vậy”, ông Abdu Qassem nhận định.

Vì đâu đế chế Hồi giáo hùng mạnh và ”càn quét” thế giới?

Nhà tiên tri Mohammed là người sáng lập đạo Hồi nhưng ít ai biết rằng ông cũng là chiến binh dũng mãnh, người thống nhất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Những trận chiến lừng lẫy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN