Vị thiếu tá phát xít Đức liều mạng cứu hàng trăm người Do Thái
Bất chấp làm việc cho phát xít, lực lượng khét tiếng reo giắc nỗi kinh hoàng cho hàng triệu người, vị thiếu tá Đức vẫn dũng cảm chống lại cái ác, bảo vệ người vô tội.
Thiếu tá Karl Plagge – người phục vụ Đức Quốc xã nhưng dùng mọi nỗ lực để bảo vệ những người Do Thái vô tội.
Phát xít Đức thường gắn liền với hình ảnh những tên đồ tể khát máu, thẳng tay giết hại những người vô tội. Tuy nhiên, lịch sử cũng từng chứng kiến một số trường hợp ít ỏi tướng lĩnh của Đức Quốc xã sẵn sàng mạo hiểm tính mạng của mình để cứu mạng người dân Do Thái – dân tộc nằm trong mục tiêu xóa sổ của trùm phát xít Hitler.
Vị thiếu tá kiên quyết từ chối tư tưởng của phát xít Đức
Sinh ra ở Đức vào năm 1897, Karl Plagge bị tàn tật vĩnh viễn sau khi mắc bệnh bại liệt trong tù trong Thế chiến thứ nhất.
Ông tốt nghiệp chuyên ngành kỹ sư và sau đó lấy bằng Thạc sĩ hóa học tại Đại học Frankfurt. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Karl điều hành một phòng thí nghiệm y tế tại nhà mẹ đẻ để cố gắng hỗ trợ gia đình vượt cơn suy thoái..
Từng tham gia vào Thế chiến I, ông ban đầu cũng bị cuốn hút bởi những lời hứa hẹn của trùm phát xít Adolf Hitler và Đức Quốc xã về việc phục hưng nền kinh tế Đức cùng niềm tự hào dân tộc trong bối cảnh nước này đang vật lộn với nhiều khó khăn chồng chất sau chiến tranh.
Karl Plagge (thứ 3 từ trái sang) chụp ảnh cùng gia đình.
Năm 1931, Karl Plagge gia nhập Đức Quốc xã và tham gia các hoạt động xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên, nảy sinh mâu thuẫn với lãnh đạo đảng địa phương khi ông từ chối tuyên truyền các lý thuyết về chủng tộc Đức thượng đẳng mà phát xít Đức đang cố nhồi nhét vào trí óc người dân.
Là người làm khoa học, Karl Plagge không hề có niềm tin vào những giá trị mà Đức Quốc xã tuyên bố và tìm cách lan rộng.
Thậm chí, ông đã mạo hiểm cuộc sống của mình để bí mật điều trị cho các bệnh nhân Do Thái và nhiều lần lên án các dự án khoa học phát xít Đức thực hiện là mất nhân tính.
Bất chấp mọi lệnh cấm để cứu giúp người Do Thái
Từ năm 1941 – 1944, Karl Plagge đã cấp 250 giấy phép cho nam giới, bảo vệ hơn 1.000 người bao gồm đàn ông, phụ nữ và trẻ em trong giai đoạn người Do Thái bị truy lùng và giết hại gắt gao nhất.
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, ông Karl còn đảm đương vị trí sĩ quan chỉ huy đơn vị HKP 562 (xưởng chế tạo xe) ở Vilnius (Litva ngày nay).
Công việc này giúp ông được tự do trong việc tuyển lao động mà không cần phải qua cấp trên xét duyệt. Các công nhân làm việc tại xưởng cũng không cần kỹ năng thành thạo, họ có thể là thợ hớt tóc, thợ đóng giày, người bán thịt.
Vị thiếu tá này cũng cung cấp các giấy phép lao động để giải cứu người Do Thái khỏi nhà tù và chuyển tù nhân sang làm việc cho xưởng xe của mình.
Người Do Thái làm việc trong xưởng công nhân của vị thiếu tá không chỉ được cung cấp thực phẩm đầy đủ mà còn được ông Karl cùng những nhân viên cấp dưới ra sức bảo vệ mỗi khi bị phát xít Đức đe dọa tính mạng.
Hành động này của ông đã bảo vệ những người công nhân và gia đình họ khỏi các cuộc càn quét của quân đội phát xít Đức tại khu vực trại tập trung địa phương, nơi những người Do Thái không có giấy tờ làm việc phải chịu kết cục thảm thương trong một trại hành quyết gần đó.
Trong xưởng chế tạo xe của ông, công nhân được cung cấp thức ăn đầy đủ, thậm chí vị thiếu tá còn bổ sung thêm nhiều khẩu phần ăn nóng hổi cho mọi người mỗi ngày.
Người đàn ông tốt bụng này bất chấp những lệnh cấm của phát xít Đức để cho phép người lao động trao đổi thực phẩm ra bên ngoài với những người dân địa phương để có thêm nguồn thức ăn nuôi sống gia đình.
Ngoài ra, Karl Plogge còn hỗ trợ quần áo ấm, đồ dùng y tế cùng củi đốt – những loại mặt hàng khan hiếm vào thời điểm đó. Nhiều lần, ông Karl cùng nhiều sĩ quan cấp dưới đứng ra bảo vệ, giải thoát cho công nhân và người thân của họ khi họ bị lực lượng chuyên biệt bắt được.
Bị buộc tội oan
Việc liên tiếp từ chối đi theo các giáo lý chủng tộc của Đức Quốc xã đã khiến ông bị kết tội phản quốc, câu kết với người Do Thái và bị loại khỏi vị trí lãnh đạo trong bộ máy đảng địa phương.
Vào mùa hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô tiến vào ngoại ô thành phố Vilnius. Cục diện chiến tranh thay đổi nghiêng về phe Đồng minh mang lại cả niềm vui và nỗi sợ hãi cho những người Do Thái còn sống sót tại trại HKP khi họ hiểu rằng quân đội Đức sẽ cố gắng giết họ trước khi rút lui.
Một lần nữa, thiếu tá Plagge lại ra tay cứu giúp những người Do Thái vô tội khi chuyển họ tới những địa điểm an toàn đã được ông sắp xếp từ trước.
Tuy nhiên, chiến tranh kết thúc, Karl Plagge bị xét xử vào năm 1947 với tội danh tội phạm chiến tranh vì ông là thành viên của Đức Quốc xã.
Một người Do Thái sống sót nhờ sự che chở của ông Karl đặt tay cạnh tên ông trên bức tường ghi danh những người có công trong Thế chiến II.
Một số công nhân cũ của ông sống trong trại di tản Stuttgart biết về các cáo buộc chống lại Karl đã tập hợp lại, cử đại diện đến tòa làm chứng cho ông.
Hành động trả ơn của những công nhân cũ đã đem lại kết quả tích cực trong quá trình xét xử. Cuối cùng, Karl Plagge được thả tự do và sống những năm tháng bình lặng cuối đời trước khi qua đời vào tháng 6.1957.
Theo ước tính, nhờ những nỗ lực của vị thiếu tá, tỷ lệ sống sót tại trại HKP rơi vào khoảng 20% - 25%, so với tỷ lệ trung bình chỉ vào khoảng 3% - 5% khi Đức Quốc xã tiến hành các cuộc càn quét người Do Thái. Đây cũng là nhóm người sống sót đông nhất sau chiến tranh tại thành phố Vilnius.
Để tưởng nhớ hành động dũng cảm của vị thiếu tá, nhiều biển tưởng niệm ghi danh công ơn đấu tranh vì chính nghĩa đã được đặt tại Darmstadt (Đức) - quê nhà của ông.
Bức tượng bán thân của Karl Plagge tại một trường trung học ở quê nhà ông.
Trùm phát xít Adolf Hitler được cho là nhìn thấy còn sống ở Brazil sau Thế chiến 2, theo tài liệu của FBI.