Vì sao vụ Mỹ dùng UAV ám sát Tướng Iran lại khiến người Trung Quốc hoảng sợ?

Việc Mỹ dùng UAV ám sát Tướng hàng đầu Iran Soleimani khiến nhiều người Trung Quốc lo ngại về viễn cảnh một ngày nào đó, UAV cũng sẽ trở thành mối đe dọa tấn công Trung Quốc.

UAV tấn công tàng hình GJ-11 được Trung Quốc trình làng trong lễ diễu binh tại Bắc Kinh hồi tháng 10/2019. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)

UAV tấn công tàng hình GJ-11 được Trung Quốc trình làng trong lễ diễu binh tại Bắc Kinh hồi tháng 10/2019. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Trung Quốc, Trung Quốc có đủ năng lực để bảo vệ lãnh thổ quốc gia khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cho xây dựng một hệ thống phòng không toàn diện cùng năng lực phòng thủ hùng mạnh.

Lo ngại của người dân Trung Quốc xuất phát từ vụ việc Mỹ không kích sân bay quốc tế Baghdad vào ngày 3/1 bằng UAV. Hậu quả, cuộc tấn công của Mỹ khiến Tướng Qasem Soleimani, Chỉ huy Lực lượng Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) và phó Chỉ huy Lực lượng Huy động nhân dân Shia (PMF) tại Iraq là Tướng Abu Mahdi al-Muhandis cùng 10 người khác thiệt mạng.

Do đó, người dân và truyền thông Trung Quốc lo sợ các cuộc tấn công có chủ đích bằng UAV sẽ dần làm thay đổi cuộc chiến trong tương lai theo hướng nguy hiểm hơn, khó đoán hơn và tàn nhẫn hơn.

Chia sẻ với tờ Thời báo Hoàn Cầu, nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh, ông Wei Dongxu cho biết Trung Quốc hiện sở hữu một hệ thống phòng không toàn diện cũng như có khả năng bảo vệ quốc gia khỏi các cuộc tấn công bất ngờ và có chủ đích bằng UAV.

Theo ông Wei, Trung Quốc đang vận hành hệ thống radar phát hiện và cảnh báo sớm cả trên không và trên đất liền. Do đó, Trung Quốc có thể phát hiện các UAV thù địch từ mọi hướng và mọi cấp độ.

Cũng theo ông Wei, trước khi kịp lại gần mục tiêu, các UAV thù địch sẽ phải đối mặt với mạng lưới đánh chặn của Trung Quốc bao gồm các súng phòng không và tên lửa từ tầm ngắn cho tới tầm trung và tầm cao.

Hôm 1/10/2019, trong lễ diễu binh tại Bắc Kinh kỷ niệm 70 năm Quốc khánh, quân đội Trung Quốc đã cho trình làng các hệ thống phòng không do chính nước này sản xuất như hệ thống radar cảnh báo sớm đặt trên xe, máy bay cảnh báo sớm, tên lửa phòng không và súng phòng không các loại cùng các phương tiện gây nhiễu sóng và thiết bị phục vụ chiến tranh thông tin.

Song theo ông Wei, dù người dân Trung Quốc sinh sống trong nước được mạng lưới phòng không bảo vệ hoàn toàn, nhưng những công dân nước này sinh sống và làm việc ở nước ngoài vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ UAV. Theo ông Wei, điển hình như Tướng Soleimani rời khỏi lãnh thổ Iran và bị Mỹ ám sát khi xuất hiện gần khu vực sân bay Baghdad ở Iraq vào ngày 3/1.

Ông Wei nói thêm, những nhân sự như binh sĩ Trung Quốc tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc có thể đối mặt với nguy cơ bị UAV của các nhóm vũ trang địa phương tấn công. Do đó, Trung Quốc nên trang bị cho họ các thiết bị chống UAV như súng laser và thiết bị phá sóng.

Trung Quốc hiện nằm trong Top đầu những quốc gia sở hữu năng lực vận hành và phát triển UAV trên thế giới. Loạt UAV nội địa của Trung Quốc như Wing Loong và CH (Rainbow) hiện là những mặt hàng phổ biến trên thị trường vũ khí quốc tế. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc đang vận hành những UAV hiện đại hơn như GJ-11, loại UAV trinh sát tàng hình. UAV GJ-11 từng được Trung Quốc trình làng lần đầu tiên trong cuộc diễu binh hồi tháng 10/2019.

Liên quan tới vụ không kích vào sân bay quốc tế Baghdad, theo hãng tin Al Arabiya, quân đội Mỹ đã cho phóng tên lửa “Ninja” Hellfire R9X vào chiếc xe chở Tướng Iran Soleimani khiến ông này thiệt mạng.

Tờ New York Times cũng đưa tin, tên lửa R9X được phóng từ UAV MQ-9 Reaper của quân đội Mỹ. Chiếc UAV MQ-9 Reaper thực hiện vụ không kích vào sân bay quốc tế Baghdad thuộc trụ sở Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ ở Qatar. Tên lửa R9X được nâng cấp hệ thống cảm biến cho phép tấn công mục tiêu với xác suất gần như 100%.

Cũng theo New York Times, UAV MQ-9 Reaper có khả năng hoạt động rất im lặng với tốc độ 370 km/h và có thể mang theo 4 tên lửa Hellfire R9X.

Truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin cho biết, quân đội Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa có tên AGM-114R9X hoặc R9X vào năm 2011. Tên lửa R9X có độ dài 1,5 m và nặng 45 kg. Tên lửa được trang bị các thiết bị đặc biệt gồm 6 lưỡi dao dài, được phóng ra vài giây trước khi trúng mục tiêu đồng thời "cắt mọi thứ trên đường đi của nó". 

Còn theo Bộ Quốc phòng Mỹ, tên lửa Hellfire AGM-114 “cơ bản” có khả năng tấn công chính xác nhằm vào xe tăng, tòa nhà, boong-ke và trực thăng. Tên lửa Hellfire có thể được sử dụng như tên lửa không đối đất hoặc không đối không.

Nhiều báo cáo cũng ghi nhận quân đội Mỹ từng sử dụng tên lửa Hellfire ở Syria, Yemen, Libya, Iraq và Somali.

Vụ Mỹ giết hại tướng Soleimani: Thế lực đáng sợ được hưởng lợi

Các chuyên gia cho biết căng thẳng Mỹ - Iran bất ngờ leo thang trở lại sau vụ tướng Soleimani của Tehran bị Washington sát hại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu (lược dịch) ([Tên nguồn])
Căng thẳng Mỹ - Iran Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN