Vì sao virus tưởng đã tuyệt chủng từ lâu lại "đội mồ" sống dậy?
Năm 2016, một cậu bé 12 tuổi đã tử vong và 70 người khác phải nhập viện ở vùng Đông Bắc Siberia sau khi bị nhiễm một loại vi khuẩn mà các nhà khoa học cho rằng đã tuyệt chủng từ lâu.
Các lớp băng vĩnh cữu của Trái Đất đang tan chảy với tốc độ chóng mặt (ảnh: BBC)
Thủ phạm chính cho sự xuất hiện trở lại của một số loại vi khuẩn, virus tưởng rằng đã tuyệt chủng: Sự nóng lên toàn cầu
Các nhà khoa học mới đây cho biết, vi khuẩn gây bệnh than đã tái xuất sau khi được giải phóng do sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu.
Nhiệt độ tăng dẫn đến băng tan chảy nhanh, vi khuẩn, virus thoát ra ngoài và có thể lây nhiễm cho người hoặc động vật.
Theo các nhà khoa học, nếu Trái đất tiếp tục nóng lên, các mầm bệnh “ngủ sâu” trong băng sẽ được giải phóng và những dịch bệnh có thể xuất hiện với tần suất dày hơn.
“Nguy hiểm là có thật. Vi khuẩn, virus có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ. Chúng trú ngụ trong thi thể người, động vật bị vùi trong băng. Giờ đây chúng có thể được giải phóng do nhiệt độ tăng cao”, Jonas Schmidt Chanasit – chuyên gia dịch tễ tại Viện Y học Nhiệt đới Bernhard Nocht (Đức) – bày tỏ quan ngại.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus cho biết, nhiệt độ trung bình các vùng Alaska, châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và Nam Cực tháng 5 vừa qua ấm hơn 0,63 độ C so với mức nhiệt trung bình cùng thời điểm từ năm 1981 đến 2010.
Ở Siberia, nhiệt độ trung bình lên tới 10 độ C trong tháng 5 năm nay.
Theo các nhà khoa học, nhiều người chết vì bệnh dịch ở những thế kỷ trước đã bị chôn vùi trong lớp băng vĩnh cửu. Virus, vi khuẩn tồn tại trong thi thể người chết cũng chịu chung số phận trong lớp băng dày.
Năm 2015, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 30 loại virus trong một tảng băng ở Tây Tạng. Hầu hết những loại virus này đều chưa từng được biết tới. Đáng chú ý, trong tảng băng còn tồn tại những loại virus từ 520 – 15.000 năm tuổi.
Virus, vi khuẩn được giải phóng từ băng có thể lây nhiễm cho con người, động vật, theo chuyên gia (ảnh: SCMP)
10 năm trước, các nhà khoa học đã phát hiện virus cúm Tây Ban Nha – loại virus gây đại dịch cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người – trong thi thể một người phụ vùi dưới băng ở Alaska. Thi thể này bị vùi lấp dưới lớp băng dày suốt 75 năm.
“Nhiệt độ thấp cùng chất béo trong thi thể người phụ nữ đã giúp bảo tồn virus”, các nhà khoa học cho hay.
Theo các nhà khoa học, nếu tồn tại trong xác người, xác động vật càng lâu, mầm bệnh sẽ ngày càng trở nên nguy hiểm.
2 năm trước, các nhà sinh vật học ở Nga đã phát hiện vi sinh vật trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia, ước tính chúng có tuổi đời hơn 3 triệu năm.
“Nếu những mầm bệnh được giải phóng khỏi băng, chúng có thể trao đổi thông tin di truyền với các loại virus, vi khuẩn ngày nay, tạo ra đột biến và trở nên rất nguy hiểm”, TASS – hãng thông tấn nhà nước Nga – dẫn lời chuyên gia.
Khi Trái Đất trở nên nóng hơn, các loại bọ ve, muỗi cũng dễ dàng sống sót qua mùa đông và có thể truyền bệnh cho con người. Nhiều loại virus ngày nay được lây nhiễm cho người sau khi bị muỗi cắn.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngày 15.6, chính quyền Trung Quốc tuyên bố thiết quân luật một thành phố 11 triệu dân thuộc tỉnh Hà Bắc do lo ngại sự...