Từ thần tượng của giới trẻ, tỷ phú Jack Ma trở thành "kẻ hút máu" như thế nào?
Ở Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma từng gắn liền với biểu tượng của sự thành công. Từ một giáo viên tiếng Anh cho đến doanh nhân trong lĩnh vực internet, Jack Ma trở thành người giàu nhất Trung Quốc, thần tượng của giới trẻ.
Sự tự tin thái quá và khối tài sản khổng lồ là nguyên nhân Jack Ma đang đối mặt với thách thức vô cùng lớn.
Jack Ma là người sáng lập Alibaba, tập đoàn cạnh tranh với Amazon của Mỹ. Sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Jack Ma là người Trung Quốc đầu tiên mà ông Trump gặp, theo New York Times.
Thành công trong sự nghiệp khiến Jack Ma vươn tầm ảnh hưởng rộng khắp. Ông trở thành ngôi sao với biệt danh “Bố Ma” (Daddy Ma). Năm 2017, ông vào vai một bậc thầy Kung Fu trong một đoạn phim ngắn quy tụ nhiều ngôi sao điện ảnh hàng đầu Trung Quốc
Jack Ma từng hát song ca với Faye Wong, một diva nhạc Pop của Trung Quốc hay cùng Zeng Fazhi, họa sĩ hàng đầu Trung Quốc, vẽ một bức tranh. Bức tranh đó đã được bán đấu giá lên tới 5,4 triệu USD.
Với những người trẻ và đầy tham vọng ở Trung Quốc, “Bố Ma” là thần tượng đáng để noi theo. Nhưng gần đây, ngày càng nhiều người Trung Quốc căm ghét ông, gọi ông là “kẻ hút máu”, “kẻ xấu xa”.
Jack Ma còn gặp họa lớn khi ông gây ra rắc rối với chính quyền Trung Quốc. Ông công khai chỉ trích các quy định tài chính của nước này đã lỗi thời và cho rằng sự phát triển của công nghệ mới là tương lai.
Hôm 24.12, nhà chức trách Trung Quốc thông báo điều tra tập đoàn Alibaba và sẽ triệu tập các lãnh đạo tập đoàn Ant Group, công ty công nghệ tài chính do Jack Ma sang lập, để bàn về các biện pháp giám sát.
Nhìn vào vẻ bề ngoài, sự thay đổi thái độ của Trung Quốc đối với Jack Ma bắt nguồn từ những mâu thuẫn giữa đế chế kinh doanh của ông và chính phủ. Nhưng đằng sau đó là sự oán giận với tầng lớp giàu có, những người đã tận dụng cơ hội để làm giàu ở thời điểm Trung Quốc mới mở cửa.
Trung Quốc hiện có nhiều tỷ phú hơn Mỹ và Ấn Độ cộng lại, nhưng nước này cũng có khoảng 600 triệu người dân có mức thu nhập dưới 150 USD/tháng hoặc ít hơn.
Những người trẻ tốt nghiệp đại học, ngay cả những người có bằng cấp từ Mỹ trở về, vẫn phải đối mặt với cơ hội việc làm hạn chế và mức lương thấp. Nhà ở tại những thành phố tốt nhất đã trở nên quá đắt đối với những người mua lần đầu.
Vẫn còn quá sớm để có thể kết luận rằng Jack Ma sẽ gục ngã.
Những người trẻ tuổi giờ phải vay nợ từ một thế hệ cho vay trực tuyến mới, như Ant Group của Jack Ma và tương lai được dự báo sẽ ngày càng phải trả nợ nhiều hơn.
Đối với tất cả những thành công của nền kinh tế Trung Quốc, sự oán giận đối với người giàu, hay còn gọi là ghét người giàu, đã nổi lên từ lâu và Jack Ma cũng không phải ngoại lệ.
“Một tỷ phú đứng hàng đầu và có tham vọng như Jack Ma chắc chắn sẽ là nhân vật vào tầm ngắm đầu tiên”, một nhà bình luận viết trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.
Nhà chức trách Trung Quốc cũng cần “lập lại trật tự” bởi Ant Group của Jack Ma đang ngày có dấu hiệu ngày càng lấn sân sang hoạt động tài chính, lĩnh vực vốn thuộc về các ngân hàng thương mại, theo New York Times.
Zhiwu Chen, một nhà kinh tế tại trường kinh doanh của Đại học Hong Kong, nói: "Với những gì đã xảy ra, Ant sẽ phải chịu sự kiểm soát hoặc thậm chí phần lớn cổ phần thuộc sở hữu của nhà nước".
Sức ép đối với Jack Ma cũng báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý internet.
Ngày nay, Alibaba và Tencent đã kiểm soát nhiều dữ liệu cá nhân hơn và có can thiệp mật thiết vào cuộc sống hàng ngày của người dân Trung Quốc, lớn hơn nhiều so với Google hay Facebook. Chính phủ Trung Quốc ngày càng coi quy mô và ảnh hưởng này là một điều đáng lo ngại, theo New York Times.
Hiện vẫn còn quá sớm để biết liệu chính quyền Trung Quốc sẽ kiểm soát Jack Ma và các công ty công nghệ đến mức nào. Nhưng đây được coi là lời cảnh tỉnh lớn nhất đối với Jack Ma.
Nguồn: [Link nguồn]
Cơ quan giám sát thị trường Trung Quốc mới đây đã tổ chức điều tra về các “hành vi độc quyền” trong kinh doanh của...