Vì sao "Trung Quốc bành trướng" lại có lợi cho Nga?

Quá bận rộn với các vấn đề đối nội, Mỹ đã để một loạt các đối tác chiến lược quay sang Trung Quốc. Và có vẻ như Nga lại nhận thấy đây là một cơ hội cần được tận dụng.

Vì sao "Trung Quốc bành trướng" lại có lợi cho Nga? - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha

Hôm 3/10 vừa rồi, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha tới thăm Nhà Trắng để thảo luận với Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề đe dọa hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là tại thời điểm này Thái Lan đang là đối tác của Bắc Kinh, chứ không phải của Washington. Và đây không phải là ví dụ duy nhất về các đồng minh cũ của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á đang nghiêng về Trung Quốc.

Thánh địa không bao giờ trống chỗ

Mối quan hệ “tay ba” giữa Thái Lan với Hoa Kỳ và Trung Quốc là một ví dụ hùng hồn về sự thay đổi các ưu tiên. Năm 2014 một cuộc đảo chính diễn ra ở Thái Lan, sau đó Hoa Kỳ đã ngừng viện trợ cho Bangkok, hủy bỏ một số chuyến thăm cấp nhà nước và giảm mức độ hợp tác với nước này.

Ba năm trôi qua, ngày nay Thái Lan nằm trong danh sách 16 quốc gia mà Hoa Kỳ bị mất cân bằng trong quan hệ thương mại. Đồng thời, nếu xét trên tổng khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Thái Lan, đầu tư của Trung Quốc cách đây 10 năm chỉ đạt 1%, thì hiện nay con số này đã vượt quá 15%. Trong danh sách các nhà đầu tư ở Thái Lan năm ngoái, Trung Quốc đứng thứ hai sau Nhật Bản.

Sự thay đổi cán cân lực lượng này có ảnh hưởng từ việc Mỹ rút khỏi Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TTP), mà từ năm 2013 Bangkok tỏ ra rất quan tâm. Tuy nhiên, lý do chính là về mặt chính trị tư tưởng.

Ông Dmitry Abzalov, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Chiến lược giải thích: "Nước Mỹ từ chối hỗ trợ các chế độ mà họ cho rằng vi phạm dân chủ và nhân quyền. Một khi bao gồm trong đó cái gọi là cơ chế chi phối đạo đức, thì Washington không thể từ bỏ những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của mình. Còn Trung Quốc lại không quan tâm đến chi tiết , mà họ hành động hoàn toàn trên cơ sở các nguyên tắc lợi ích kinh tế, và họ đã thắng".

Ngoài các lợi ích kinh tế thuần túy, vai trò chiến lược quân sự cũng được tính đến. Xung đột “trầm trọng”  giữa Trung Quốc với Nhật Bản vì tranh chấp lãnh thổ/các đảo, về mặt lý thuyết có thể dẫn đến việc các tàu thuộc Hạm đội 7 của Mỹ sẽ có một lúc nào đó chặn eo biển Malacca, và khi đó cửa ngõ ra biển Đông duy nhất với Trung Quốc sẽ là kênh Kra của Thái Lan. Đây là một động lực khiến Trung Quốc tăng cường hợp tác với Thái Lan.

Bóng dáng của tàu ngầm Trung Quốc

Malaysia cũng là một ví dụ khác về thay đổi chính sách đối ngoại. Trước chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Najib Razak, tại căn cứ hải quân Sepanggar của Malaysia ở Borneo bốn ngày liền đều có tàu ngầm Trung Quốc ra vào.

Elena Fomicheva, một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, phân tích: "Suốt thời gian qua, Malaysia và Thái Lan đều cố gắng thể hiện khoảng cách bình đẳng của họ với Mỹ và Trung Quốc. Hoa Kỳ rõ ràng đang thua Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã củng cố đáng kể ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, người Mỹ bắt đầu nhận ra rằng họ đang mất dần ảnh hưởng trong khu vực. Philippines là đồng minh gần gũi nhất, Thái Lan cũng kết nối chặt chẽ với Hoa Kỳ, nhưng họ đang nghiêng về phía Trung Quốc, sự hiện diện kinh tế ở đó đang liên tục phát triển".

Chuyến thăm của các nhà lãnh đạo châu Á tới Washington là bằng chứng cho thấy Nhà Trắng lo ngại về sự chuyển giao của các đồng minh chiến lược của mình theo hướng Bắc Kinh và cố gắng tìm cách tiếp cận họ để đòi lại "đối tác" về dưới trướng của mình.

Thái Lan, Philippines, Malaysia, Lào – một danh sách chưa phải là đầy đủ các nước trong khu vực có quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, nay hoặc đã cạn “dứt tình” quan hệ, hoặc vẫn giữ mức độ không đổi, trong khi đó quan hệ đối tác kinh tế thương mại, quân sự và chính trị của họ với Trung Quốc đang trải qua quá trình phát triển năng động không phải chỉ ở năm đầu tiên.

Vì sao "Trung Quốc bành trướng" lại có lợi cho Nga? - 2

Tổng thống Nga Puin, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

"Hoa Kỳ quá bận rộn với vấn đề nội bộ"

Giáo sư Alexey Portansky, Khoa Kinh tế và Chính trị của Trường Kinh tế cao cấp (HSE) – trực thuộc Trường Đại học tổng hợp quốc gia – Liên bang Nga, cho biết: trong khi Mỹ rút khỏi các Hiệp định đối tác quốc tế (ví dụ như TTP và NAFTA), thì quá trình hội nhập khu vực và liên khu vực vẫn được diễn ra mà không có họ. Ông nhắc lại rằng, 11 quốc gia còn lại trong TTP vẫn tiếp tục phê chuẩn Hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, trước khi kết thúc năm nay một thỏa thuận về việc thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (VREP) dự kiến sẽ được ký kết.

"Việc thành lập VREP có sự tham gia của các nước ASEAN và mười quốc gia mà hiệp hội này có thỏa thuận thương mại tự do. Đó sẽ là một khối kinh tế rất lớn, chiếm một nửa dân số thế giới và khoảng 50% GDP toàn cầu. Nó sẽ bao gồm những người khổng lồ đang phát triển nhanh chóng, như Trung Quốc và Ấn Độ, do đó, sức mạnh thực sự của tổ chức hội nhập kinh tế mới sẽ khó dự đoán được", ông Portansky nhấn mạnh.

Trung Quốc đang tích cực mở rộng hợp tác thương mại và kinh tế với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương: từ năm 2000, thương mại song phương với hàng chục quốc gia - thành viên ASEAN đã tăng hơn mười lần và vượt quá 500 tỷ USD, trong khi đó ở Mỹ, con số này chỉ đứng ở mức 200 tỷ.

"Hiện giờ, Nhà Trắng quá bận rộn với các vấn đề trong nước của họ, hơn là quan tâm đầy đủ đến việc duy trì vị thế của Mỹ như một cường quốc thế giới, ông Dmitry Abzalov lưu ý. Bên cạnh đó, những hứa hẹn sẽ giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội và tăng số lượng việc làm trong nước được ông Donald Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử của mình, lại trực tiếp mâu thuẫn với nhiệm vụ mở rộng ra bên ngoài cũng như đang ngăn cản các đối tác thương mại tiềm năng tiếp cận thị trường nội địa Hoa Kỳ".

Nhà phân tích tin rằng, Nga có thể tận dụng ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế Trung Quốc đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới nói chung. Có rất nhiều lĩnh vực kinh tế mà Moscow tham gia, đều có thêm Bắc Kinh - ví dụ như lĩnh vực năng lượng, cơ khí chế tạo,và lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Thêm vào đó, hợp tác với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nhiều quốc gia và khu vực.

Hiện nay giữa Nga và ASEAN có rất nhiều cơ chế tương tác. Tại diễn đàn kinh tế gần đây ở Vladivostok, khả năng hợp tác và trao đổi kinh nghiệm giữa các vùng lãnh thổ ưu tiên phát triển của vùng Viễn Đông, Cảng tự do Vladivostok và khu kinh tế tự do ở Đông Nam Á đã được đem ra thảo luận. Tổng cộng có 32 dự án đầu tư trị giá 1,300 tỷ rúp. Đây là những dự án thuộc lĩnh vực hệ thống giao thông và hậu cần của vùng Viễn Đông, lĩnh vực khai thác mỏ, các ngành công nghiệp hóa chất, lâm nghiệp, nông nghiệp và thủy sản, du lịch và chăm sóc sức khỏe.

Triều Tiên ‘hờ hững’ Trung Quốc, tiến gần hơn với Nga?

Một nguồn tin ngoại giao từ Trung Quốc tiết lộ hôm thứ Hai (25/9), Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã không còn liên lạc qua các...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Dũng - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN