Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam?

Quan chức cấp cao của Triều Tiên sẽ tới Việt Nam trong hôm nay (29/11) để học hỏi kinh nghiệm của một nền kinh tế đang phát triển và làm thế nào để Bình Nhưỡng có thể cải cách kinh tế thành công như Hà Nội.

Ông Ri Yong Ho, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên, sẽ thăm chính thức Việt Nam và gặp gỡ các quan chức chính phủ cùng nhiều chuyên gia kinh tế để học hỏi kết quả của quá trình Đổi Mới vốn bắt đầu từ năm 1986, giúp đưa Việt Nam từ một nước nghèo trở thành quốc gia có nền sản xuất và thương mại hàng đầu ở Đông Nam Á.

Theo Financial Times (FT), chính phủ hai nước chưa công bố chi tiết lịch trình chuyến thăm của Ngoại trưởng Ri. Tuy nhiên, phía Việt Nam đã khẳng định ông Ri thăm Hà Nội theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh từ ngày 29/11 đến 2/12.

Các nhà ngoại giao và truyền thông địa phương cho rằng Ngoại trưởng Triều Tiên sẽ tới thăm các khu công nghiệp, tìm hiểu về các mức thuế đầu tư ưu đãi và các quy định thu hút nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam? - 1

Một nhà máy sản xuất nước ngọt của Triều Tiên. Nguồn: AP

Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho FT biết, bà “hi vọng phía Việt Nam có thể chia sẻ kinh nghiệm cho Triều Tiên để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững”.

Mô hình Việt Nam đã được nhắc đến nhiều tại Triều Tiên, thông qua các buổi học khi giáo viên lấy ví dụ cho học sinh, hay các quan chức nước này cũng từng đề cập đến “bài học” phát triển kinh tế của Việt Nam.

Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng 4, ông Kim cũng nhấn mạnh đến khả năng Bình Nhưỡng sẽ áp dụng mô hình phát triển của Hà Nội.

Ngay cả Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Bảy, cũng đã nhắc tới thành công của Việt Nam khi thu hút được hàng tỉ USD đầu tư trực tiếp.

“Câu chuyện thần kỳ của Việt Nam giờ đây cũng có thể biến thành câu chuyện thần kỳ của Triều Tiên”, ông Pompeo nói trong chuyến thăm Hà Nội.

Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam? - 2

  Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (màu đỏ) so với Triều Tiên (màu xanh). Nguồn: FT

Kinh tế Việt Nam đang phát triển “phi mã” với tỉ lệ tăng trưởng khoảng 7%, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ, hai nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài, mà đứng đầu là tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, đang “đổ xô” vào đầu tư ở mức kỷ lục và Việt Nam đang gặp hái được thành quả từ các hiệp định thương mại tự do.

Trong khi đó, nền kinh tế Triều Tiên vẫn không có dấu hiệu phục hồi dưới các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của quốc tế, có hiệu lực từ năm ngoái khi Bình Nhưỡng tiến hành thử một loạt tên lửa đạn đạo và các thiết bị hạt nhân.

Kim Byung-yeon, chuyên gia kinh tế Triều Tiên đến từ ĐH Quốc gia Seoul, ước tính mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Bình Nhưỡng là âm 4-5% do mất tới 90% lượng xuất khẩu vì cấm vận trong năm vừa qua.

Kể từ khi ông Kim lên nắm quyền vào năm 2011, Triều Tiên vẫn “thầm lặng” tiến hành các cải cách kinh tế trong giới hạn, cho phép công dân làm nông nghiệp và công nghiệp có thể tự tạo ra lợi nhuận. Đặc biệt, tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong năm 2018 và thay vì căng thẳng chính trị, Bình Nhưỡng đã chuyển sang tập trung vào phát triển kinh tế.

Các chuyên gia kinh tế Việt Nam nhận định, có một số tương đồng giữa Việt Nam những năm 1980 và Triều Tiên ngày nay. Khi quá trình Đổi Mới bắt đầu, Việt Nam bị cô lập về ngoại giao bởi một số quốc gia phương Tây, do vậy có rất ít cơ hội tiếp cận với thị trường và các tổ chức tài chính quốc tế.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, cố vấn cải cách kinh tế cho chính phủ Việt Nam những năm 1990, cho rằng: “Các lãnh đạo khi đó đã nhận ra Việt Nam đang ở trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. Cải cách là phương pháp duy nhất để cứu nền kinh tế khỏi sụp đổ”.

Giống như Triều Tiên, Việt Nam, với lĩnh vực nông nghiệp chiếm đa số, bắt đầu cải cách và cho phép nông dân sở hữu ruộng lúa, tự sản xuất và bán ra thị trường. Đến năm 1988, theo bà Lan, Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo đã trở thành nước xuất khẩu mặt hàng này.

Vì sao Triều Tiên muốn học theo mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam? - 3

  Bên trong một nhà máy dệt ở Việt Nam. Nguồn: Bloomberg

Trên đà đổi mới, Việt Nam tiếp tục mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư và thương mại nước ngoài, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và bắt đầu cổ phần hóa các công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước.

Các nhà  kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc cho rằng, nếu không tiến hành từng bước tương tự như vậy thì Triều Tiên khó có thể đảo ngược được tình thế của nền kinh tế hiện nay.

“Các cải cách của Việt Nam bao gồm cổ phần hóa các công ty Nhà nước, nới lỏng các quy định đầu tư nước ngoài, tạo ra các hệ thống hỗ trợ xuất khẩu. Triều Tiên cũng cần áp dụng các bước cải cách rộng lớn hơn trước khi bắt đầu tiếp nhận FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)”, Lee Jong-hwa, cựu cố vấn kinh tế tại Ngân hàng Phát triển châu Á, nhận định.

Ông Lee nói thêm rằng: “Khi Triều Tiên đề cập đến mô hình của Việt Nam, trên thực tế là họ đã muốn bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ”.

Các nhà phân tích cũng cho rằng vẫn còn một số điểm khác biệt giữa hai nước, trong khi Việt Nam chỉ bị cô lập khoảng hai thập kỷ, thì Triều Tiên phải mất tới hơn 6 thập kỷ tách biệt với thế giới bên ngoài.

“Bình Nhưỡng có hứng thú với Hà Nội là bởi vì họ không thể tìm kiếm một mô hình nào khác tương đồng để học tập”, Lê Thu Hương, nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Australia tại Canberra, nhận định. Bà cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia Trung Âu đã phải trải qua “sự sụp đổ và thay đổi chế độ” trước khi bước vào cải cách nền kinh tế.

Bà Phạm Chi Lan thì phân tích, Triều Tiên cần “theo đuổi đồng thời cả các cải cách trong những lĩnh vực khác”, bao gồm giáo dục và chính trị, nếu nước này mong muốn thành công. Việt Nam có thể không phải là mô hình duy nhất mà Bình Nhưỡng học theo.

Các công ty Trung Quốc từ lâu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế Triều Tiên và Bắc Kinh cũng “úp mở” về mong muốn Bình Nhưỡng học theo mô hình cải cách kinh tế của nước này. Truyền thông Trung Quốc mới đây cho biết Bình Nhưỡng đang có ý định “học kinh nghiệm cải cách và mở cửa của Bắc Kinh”.

Bất ngờ: Kim Jong-un đưa kinh tế Triều Tiên phát triển ngoạn mục

Nền kinh tế Triều Tiên đang ngày càng phát triển, nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân, khiến mọi nỗ lực cấm vận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuệ Minh - lược dịch ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN