Vì sao Triều Tiên chủ ý để lộ thông tin mật về vũ khí?

Hơn một tháng qua, Triều Tiên liên tục đăng tải ảnh màu về những vụ thử tên lửa, hạt nhân, động cơ, đầu đạn - điều khác thường so với chính sách giữ bí mật tuyệt đối trước đây.

Vì sao Triều Tiên chủ ý để lộ thông tin mật về vũ khí? - 1

Tên lửa tầm ngắn Triều Tiên diễn tập hồi tháng 3.

Trước Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng sau, quốc gia bí ẩn nhất hành tinh đã tiết lộ thông tin về chương trình phát triển vũ khí. Đây là lần đầu tiên những thông tin mật về hoạt động gây tranh cãi được phía Bình Nhưỡng công bố về quá trình phát triển tên lửa tầm xa, bất chấp lệnh cấm từ quốc tế.

Thông tin về chương trình phát triển vũ khí của Triều Tiên nhìn chung là khó tiếp cận, chủ yếu qua ảnh chụp vệ tinh, mẫu vật từ các vụ phóng thu lượm được sau quá trình thử và các vật liệu từ tên lửa còn sót lại.

Trong hơn một tháng qua, Triều Tiên đã công bố nhiều bài báo với ảnh minh họa màu các vụ thử tên lửa và các hoạt động trong nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Theo các chuyên gia quân sự, lí do của sự tiết lộ thông tin mật này là Bình Nhưỡng muốn người dân và thế giới tin vào năng lực quốc phòng của mình. Tuy nhiên, khả năng thực sự của Triều Tiên vẫn là một ẩn số.

Vì sao Triều Tiên chủ ý để lộ thông tin mật về vũ khí? - 2

Động cơ tên lửa nhiên liệu rắn đang được thử nghiệm.

“Những bức ảnh chụp gần vụ thử tên lửa là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Triều Tiên”, John Schilling, kĩ sư hàng không chuyên nghiên cứu vệ tinh và bệ phóng trả lời Reuters. Triều Tiên trong 10 năm qua đã thử hạt nhân tổng cộng 4 lần.

“Việc cởi mở thông tin cho thấy đây là chiến lược về ngoại giao hơn là quân sự: Bình Nhưỡng muốn chứng minh nước mình không chỉ có khả năng mà còn muốn quốc gia khác tin rằng họ thực sự có năng lực”, Schilling nói.

Trong lần tiết lộ mới đây nhất, kênh thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA khẳng định nước này đã thử thành công động cơ tên lửa đạn đạo liên lục địa hoàn toàn mới. Những hình ảnh công bố cho thấy đó có thể là mẫu động cơ của tên lửa R-27 do Liên Xô thiết kế.

Việc công bố cũng ám chỉ Triều Tiên không hề có ý định dừng lại trong việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí của mình, bất chấp lệnh cấm vận mà LHQ trừng phạt và lời cảnh báo từ phía Washington, theo Michael Elleman, chuyên gia tên lửa thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế.

“Công bố tin mật về các vụ thử là một phần trong chiến dịch của Triều Tiên nhằm đe dọa nước Mỹ rằng chẳng sớm thì muộn, tên lửa Triều Tiên sẽ đủ sức tấn công Washington”, Michael khẳng định. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là tính xác thực của những thông tin được tiết lộ.

Vì sao Triều Tiên chủ ý để lộ thông tin mật về vũ khí? - 3

Kim Jong-un quan sát đầu đạn tên lửa có thể gắn đầu đạn hạt nhân.

Nhiều chuyên gia lo ngại khả năng thực sự của Triều Tiên tốt hơn so với tính toán. Tình báo quân sự Mỹ cho rằng năm 2020, tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên sẽ hoàn chỉnh và đủ sức tấn công tới Mỹ.

Ngoài ra, tiết lộ chương trình phát triển vũ khí là một lời cảnh báo nhằm vào quốc gia láng giềng như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mỹ, đồng thời tăng thêm giá trị tuyên truyền cho Đại hội sắp tới diễn ra vào tháng 5 này, theo giáo sư Yang Moo-jin từ Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul.

 “Đối với mỗi quốc gia, chương trình phát triển vũ khí là tuyệt mật”, giáo sư Yang chia sẻ. “Tuy nhiên, trong nhiều năm qua Mỹ và Hàn Quốc thường coi nhẹ năng lực Triều Tiên nên lãnh đạo Kim Jong-un muốn thể hiện mối đe dọa thực sự mà nước này sở hữu”.

Vụ thử động cơ tên lửa đạn đạo hồi tháng 3 diễn ra sau vụ thử động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và diễn tập mô phỏng quay trở lại khí quyển của đầu đạn tên lửa đạn đạo.

Vì sao Triều Tiên chủ ý để lộ thông tin mật về vũ khí? - 4

Lãnh đạo tối cao Triều Tiên thăm một nhà máy quốc phòng hôm 12.4.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh - Reuters ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN