Dân Trung Quốc "đòi" chủ quyền thành phố Nga 160 năm tuổi

Vùng Primorsky Krai với thủ phủ là thành phố Vladivostok chính thức trở thành lãnh thổ Nga từ năm 1860, trước đó vùng đất này thuộc vùng Mãn Châu của nhà Thanh ở Trung Quốc.

Vùng đất màu hồng nhạt từng được gọi là vùng Ngoại Mãn Châu của nhà Thanh.

Vùng đất màu hồng nhạt từng được gọi là vùng Ngoại Mãn Châu của nhà Thanh.

Theo tờ Indian Express, cư dân mạng Trung Quốc gần đây đã phản ứng gay gắt khi Vladivostok, thành phố chính của Nga ở vùng Viễn Đông, kỷ niệm 160 năm thành lập.

Cư dân mạng Trung Quốc cho rằng Nga đang có hành động khiêu khích chủ quyền Trung Quốc. Họ nhắc lại bài học lịch sử rằng vùng Primorsky Krai và thủ phủ Vladivostok từng là vùng đất của Trung Quốc.

“Đây chẳng phải là vùng Hải Sâm Uy của chúng ta hồi trước hay sao?", nhà ngoại giao Trung Quốc Chương Hạc Khánh, giám đốc Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Pakistan, viết.

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc cũng nhắc nhở nhau rằng đây là vùng đất tổ tiên. “Ngày nay chúng ta chỉ có thể cam chịu, song người Trung Quốc sẽ luôn ghi nhớ vùng đất tổ tiên này, từ thế hệ này sang thế hệ khác, mong rằng vùng đất này có thể trở về trong lương lai”, một cư dân mạng Trung Quốc viết.

Shen Shiwei, phóng viên kênh truyền hình CGTN của Trung Quốc bình luận: “Thông điệp của đại sứ quán Nga làm khơi dậy ký ức đau thương từ những năm 1860”.

Mặc dù các tuyên bố này không được đại sứ quán Trung Quốc công nhận, vụ việc xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc áp đặt luật an ninh Hong Kong và liên tục có những tranh chấp lãnh thổ biên giới với các nước láng giềng.

Gần đây nhất là căng thẳng biên giới Trung-Ấn và việc Trung Quốc bất ngờ tuyên bố chủ quyền ở vùng lãnh thổ của Bhutan.

Trước khi vùng Primorsky Krai trở thành lãnh thổ Nga vào năm 1860, đây từng là vùng Ngoại Mãn Châu hay Ngoại Đông Bắc do nhà Thanh kiểm soát. Ở thời điểm đó, Vladivostok được gọi là Haishenwei (Hải Sâm Uy).

Thành phố Vladivostok của Nga mới kỷ niệm 160 năm ngày thành lập.

Thành phố Vladivostok của Nga mới kỷ niệm 160 năm ngày thành lập.

Artyom Lukin, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok, giải thích rằng sau cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ nhất (1839-1842), giữa nhà Thanh và Anh, Vladivostok thực tế do người Anh cai quản.

Đến cuộc chiến tranh thuốc phiện lần hai, Nga đã mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ đến vùng Primorsky Krai, với Vladivostok là hải cảng lớn nhất trong khu vực.

Đối với mặt với nguy cơ bị Nga tấn công từ phía bắc, Anh và Pháp tấn công từ phía nam, nhà Thanh đã chấp nhận đáp ứng yêu cầu của Nga để giảm bớt một mặt trận quân sự. Thỏa thuận trao vùng Primorsky Krai cho Nga được nhà Thanh ký trong Hiệp ước Aigun vào năm 1858.

Nhưng nếu xét từ những năm 1600, đế quốc Nga khi đó đã khuyến khích người dân khai phá vùng Viễn Đông xa xôi. Cuộc xung đột nổ ra năm 1680 giữa đế quốc Nga và nhà Thanh kết thúc bằng hiệp ước Nerchinsk, trong đó Nga chấp nhận từ bỏ tranh chấp chủ quyền với nhà Thanh ở vùng Ngoại Mãn Châu.

Ngày nay, vùng Primorsky Krai và thủ phủ Vladivostok đóng vai trò quan trọng đối với Nga, giúp Moscow mở rộng ảnh hưởng quân sự và kinh tế ở Thái Bình Dương.

Đường biên giới màu đỏ hình thành sau hiệp ước Nerchinsk năm 1689 và phần lãnh thổ Liên Xô kiểm soát sau năm 1860.

Đường biên giới màu đỏ hình thành sau hiệp ước Nerchinsk năm 1689 và phần lãnh thổ Liên Xô kiểm soát sau năm 1860.

Vì tầm quan trọng của thành phố và do nằm gần biên giới Trung Quốc, Nga đặt hải cảng Vladivostok làm căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương.

Trái ngược với căng thẳng biên giới kéo dài giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Nga từ thời Liên Xô đã phản ứng quyết liệt về vấn đề chủ quyền biên giới.

Cuộc xung đột biên giới Liên Xô-Trung Quốc năm 1969 mở đầu bằng sự kiện lính Trung Quốc chiếm đảo Trân Bảo ở vùng giáp biên giới Primorsky Krai của Nga và Hắc Long Giang của Trung Quốc.

Vài ngày sau, Liên Xô mở chiến dịch đòi lại đảo Trân Bảo, nã xuống hòn đảo này 10.000 quả đạn pháo, khiến lính Trung Quốc phải rút lui.

Năm 2008, Nga và Trung Quốc ký thỏa thuận phân định biên giới, chấm dứt những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ vùng Primorsky Krai. Nga cũng nhường đảo Trân Bảo cho Trung Quốc và vô số các đảo khác.

Các nhà nghiên cứu nhận định, năm đó Trung Quốc không nhắc đến Vladivostok khi phân định biên giới Nga-Trung lần cuối cùng, có nghĩa là Bắc Kinh không còn coi đây là vùng tranh chấp.

Mặc dù vậy, theo các nhà quan sát, Nga luôn cảnh giác với Trung Quốc ở đường biên giới dài 4,209km giữa hai nước. Srikanth Kondapalli, giáo sư nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharla Nehru, New Delhi, Ấn Độ, nói đây là lý do Nga thiết lập quan hệ quân sự, bán các vũ khí tối tân cho Ấn Độ để cân bằng sức mạnh Trung-Ấn.

“Nga luôn cảnh giác về một ngày Trung Quốc thách thức chủ quyền biên giới, giống như những gì từng xảy ra năm 1969”, Kondapalli nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Lý do Trung Quốc bất ngờ đòi đất ở quốc gia láng giềng thân cận với Ấn Độ

Yêu sách chủ quyền mới nhất của Trung Quốc đối với Bhutan được coi là nằm trong chiến lược cưỡng ép các quốc gia...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Indian Express ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN