Vì sao tàu Trung Quốc đi trên "Vành đai Con đường" mang khoang hàng rỗng không?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc không tạo ra bước ngoặt đột phá như kì vọng, khi các thông tin mới được tiết lộ cho thấy nhiều chuyến tàu từ Trung Quốc khởi hành đến thành phố châu Âu với khoang hàng rỗng không.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo SCMP, thông tin này được tờ báo Trung Quốc tiết lộ dựa trên dữ liệu từ công ty đường sắt quốc gia Trung Quốc. Trong những chuyến khởi hành tồi tệ nhất, chỉ có một trong 41 khoang chở hàng là có chở theo hàng xuất khẩu.

Sáng kiến Vành đai Con đường do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra được coi là trọng tâm thúc đẩy giao thương giữa Trung Quốc và thế giới.

Điều này dẫn đến việc các chính quyền địa phương vội vàng xây đường sắt, mở tuyến đường sắt mới đến tận châu Âu, chỉ để lấy trợ cấp từ chính phủ, dù các công ty địa phương có nhu cầu chở hàng hay không.

Công ty đường sắt quốc gia Trung Quốc lần đầu tiết lộ vấn đề trên trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Thời báo Hoàn Cầu. Nhưng công ty khẳng định vấn đề này đang được giải quyết bằng cách giới hạn các khoang hàng rỗng trước khi đoàn tàu lăn bánh ở mức 10%.

Công ty nói trong số các chuyến tàu khởi hành đến châu Âu năm 2018, chỉ có 6% rỗng không, so với mức 27% của những tàu đi về phía đông. Trong nửa đầu năm 2019, con số này đã giảm thêm 2%, tức là chỉ còn 4%.

Jonathan Hillman, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington (CSIS), nói vấn đề tàu khởi hành mà trống rỗng có liên quan trực tiếp đến Sáng kiến Vành đai Con đường.

Chưa nhiều công ty Trung Quốc mặn mà với việc chuyển hàng hóa sang châu Âu bằng đường sắt.

Chưa nhiều công ty Trung Quốc mặn mà với việc chuyển hàng hóa sang châu Âu bằng đường sắt.

“Bắc Kinh biết điều này nhưng vẫn làm ngơ vì muốn thúc đẩy hoạt động giao thương bằng đường sắt, thay vì đường biển như hiện nay”, Hillman nói.

Năm 2018, Bộ Tài chính Trung Quốc công bố khoản trợ cấp lên tới 50% cho vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu. Con số này giảm dần theo năm và sẽ ngừng trợ cấp hoàn toàn vào năm 2022.

Ở Hắc Long Giang, hai tuyến đường sắt đến Moscow, Nga và Hamburg, Đức, đã không hoạt động trong năm ngoái vì chưa có trợ cấp, theo SCMP. Ở những nơi khác, các khoản trợ cấp thường rơi vào mức 4.000-7.500 USD cho mỗi khoang chở hàng đến châu Âu.

Tuy nhiên, chi phí chưa phải là điều duy nhất khiến các công ty Trung Quốc muốn sử dụng vận tải đường sắt. Một người đàn ông họ Chu ở thành phố Hàng Châu, nói ông vẫn thường khuyên các đối tác vận chuyển hàng qua đường biển, tuyến đường giao thương truyền thống.

“Nếu chọn vận tải đường sắt từ Hefei, thủ phủ tỉnh An Huy đến Hamburg, Đức, sẽ mất khoảng 18-20 ngày. Nếu chọn đường biển thì mất 30 ngày, nhưng chi phí đường sắt lại gấp đôi đường biển”, Chu nói.

Năm ngoái, đường sắt chỉ chở 1,3% lượng hàng hóa thương mại giữa Trung Quốc và châu Âu, dù rẻ hơn đường hàng không và nhanh hơn đường biển. Vận tải đường biển hiện vẫn chiếm tới 90% lượng hàng hóa Trung Quốc xuất sang châu Âu.

Sáng kiến Vành đai Con đường của TQ đang ”hủy hoại thế giới” như thế nào?

Đa số các dự án trong Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng năng lượng hiệu quả thấp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN