Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường đông nghẹt người?
Hình ảnh hành khách ngồi trên nóc tàu hỏa, bám đầy ngoài thành tàu đã trở nên quen thuộc ở Ấn Độ. Vì sao tàu hỏa ở Ấn Độ thường chật cứng hành khách? Mời độc giả bấm vào nút màu xanh để trả lời. Câu trả lời chính thức sẽ có vào lúc 15h.
Theo Business Insider, Ấn Độ là quốc gia có hệ thống mạng lưới đường sắt lớn thứ hai trên thế giới. Trung bình mỗi ngày có 23 triệu người chọn tàu hỏa là phương tiện di chuyển. Điều này phản ánh phần nào lý do tại sao tàu hỏa ở Ấn Độ luôn chật cứng hành khách.
Ở thời điểm độc lập khỏi người Anh năm 1947, đường sắt là loại hình di chuyển phổ biến nhất ở Ấn Độ.
hính phủ trợ giá vé giúp đường sắt trở thành phương tiện di chuyển rẻ nhất và hiệu quả nhất ở Ấn Độ. Chính sách này được cho là nguyên nhân chủ yếu khiến người Ấn Độ từ lâu quen với việc di chuyển bằng đường sắt để đi làm hàng ngày.
Tuy nhiên, Sanjay Agrawal, kỹ sư ngành đường sắt Ấn Độ, nói rằng tốc độ phát triển đường sắt không thể bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Tính đến năm 2016, Ấn Độ mới chỉ bổ sung thêm 11.000km đường sắt so với 54.000km thừa hưởng từ thời thuộc địa. Ngược lại, nhu cầu di chuyển bằng đường sắt của người dân Ấn Độ đã tăng 700% trong cùng giai đoạn.
Bên cạnh đó, đa số hành khách ở Ấn Độ muốn lên một số chuyến tàu cụ thể, không muốn chờ chuyến tàu khác hoặc cân nhắc phương án di chuyển thay thế, dù phải bám vào thành tàu, gây bất tiện cho bản thân và những người khác.
Các chuyến tàu trung gian không nhận được sự hưởng ứng của hành khách ở Ấn Độ vì không ai muốn phải xuống giữa chừng để đổi tàu.
Đây là thời gian trước. còn bây giờ ít sẩy ra tình trạng đu bám thế này. Tầu hồi trước đông người là do giao thông Ấn Độ phát triển kém, là đất nước đông dân. người dân muốn mua vé phả đặt trước khoảng 1 tháng mới có vé, còn lại là bán vé treo, vé treo tức là người dân phải ngồi trên nóc tầu hoặc đu bám để di chuyển. ngày nay Ấn Độ đã phát triển cả tầu điện ngầm, .... đã đỡ tình trạng trên rồi
do tàu hỏa rẻ như xe bus lên người dân có thu nhập thấp phải chọn phương tiện này
Ấn Độ là một quốc gia đông dân và tuy có hệ thống đường sắt lớn tốp đầu thế giới nhưng lại là một quốc gia thiếu nhiều loại hình phương tiện đi lại. Bên cạnh đó là lượng người và nhu cầu cá nhân sử dụng phương tiện công cộng quá lớn nên hình ảnh đó là chuyện bình thường ở Ấn Độ.
Đúng lịch trình đi, phù hợp với túi tiền
Vì ngoài tàu ra thì chỉ có đi bộ đến chỗ làm
Vì dân số ấn độ quá đông.vì vậy giao thông ko đủ để đáp ứng.ko những đi tàu mà giáo dục cũng vậy.con thi bố mẹ đu bám cửa sổ để làm bài cho con
Vì giá rẻ và thuận tiện
Tàu hỏa là phương tiện phục vụ an sinh xã hội, không bán vé và thu tiền
dân số đông hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân
1. Do dân số đông lượng người sử dụng phương tiện công cộng nhiều nên thiếu phương tiện đi lại. 2. Có nhiều chuyến tàu đi với vận tốc 10km/h nên có nhiều người bất chấp tính mạng trèo lên hoặc nhảy xuống
Vì đi làm bằng tàu hỏa sẽ tránh được nạn kẹt xe( tàu hỏa được ưu tiên mà )
dân số đông
Phương tiện duy nhất lên tỉnh , rẻ ,bổ ..
Dân số đông, hình thái giao thông đơn điệu, hạ tầng kém.
do dân số đông, không có phương tiện công cộng, ý thức con người
vì phương tiện giao thông như xe bus hay taxi không thể đáp ứng được dân số
Sự phát triển chênh lệch giữa các vùng miền. Dân dầu tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, các vùng quê rất nghèo, Dân số rất đông, dẫn tới nhu cầu đi lại quá lớn. Dân nghèo thì chỉ đi bằng phương tiện rẻ.
Vì vé tàu hỏa là miễn phí
miễn phí
Do hệ thống giao thông yếu kém, không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân.
Vì tàu hỏa miễn phí cho người dân.
1. Vì đó là miễn phí 2. Để đảm bảo an toàn!!!!
Đơn giản Vì vé miễn phí
Vì bám vào tàu hỏa như vậy là không mất tiền mua vé đi lại
Tỉ lệ người nghèo cao, đi ké tàu hoả để đến nơi mình muốn
Xe lửa giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông của đất nước Ấn Độ. Giống như kinh đô điện ảnh Hollywood và trò thể thao cricket, đường sắt giúp kết nối 1,15 tỷ dân Ấn Độ với nhau. Người ta gọi nó là "huyết mạch quốc gia" Người Ấn Độ có nhận thức rất tích cực về hệ thống đường sắt của họ. Họ không bao giờ làm được gì mà không có nó. Từ nam ra bắc, từ đông sang tây, tất cả đều được nối liền nhờ xe lửa. Máy bay không phải là sự lựa chọn kinh tế và quá chậm trong khi đi tàu lại mất ít thời gian và rất kinh tế”, rất nhiều người dân đã ca ngợi như vậy đối với phương tiện tàu hỏa của họ. Trong số 15 triệu lượt hành khách đi tàu mỗi ngày ở Ấn Độ, khoảng 12 triệu phải chịu cảnh chỗ ngồi không đảm bảo trên những băng ghế gỗ cứng trong điều kiện nóng và đông đúc nhưng họ vẫn lựa chọn vì giá rẻ và “đáng tin cậy” Một công nhân ở toa hạng hai đi ăn đám cưới ở cách xa 150km nhưng giá vé tàu chỉ vẻn vẹn 42 rupee, tương đương với 1,3 USD
Dân số đông, nhu cầu đi lại cao, lượng phương tiện ít
Theo mình nghĩ là do 3 yếu tố: 1. Quy định, áp dụng (chính phủ) và tuân thủ (người dân) về an toàn giao thông còn yếu kém . 2.(KINH TẾ) Kinh tế chênh lệch người giàu kẻ nghè quá lớn, người nghèo khổ không đủ tiền đi phương tiện khác nên chọn tàu hỏa (Kinh phí rẻ, có thể là miễn phí). 3. (CHỌN XE LỬA VÌ THUẬN TIỆN NHẤT VỚI HỌ) Do không có phương tiện công cộng, hoặc ít, hoặc đắt tiếp cận người dân khu vực nghèo khó (khu dân cư có thu nhập thấp nhất ấn độ) mà công việc lại không ở gần nên bắt buộc họ cần có phương tiện đi phù hợp với kinh phí và thuận tiện nhất đến nơi làm.
Ấn Độ là đất nước đông dân, giao thông chưa phát triển đa dạng, đi lại bằng tàu hỏa có giá rẻ nên phù hợp với đại đa số người dân
Ấn Độ là nước có nền kinh tế lớn nhiều lĩnh vực hàng đầu thế giới như chương trình nguyên cứu vũ trụ ,hạt nhân nhưng lại đông dân và phân hóa giầu nghèo rõ rệt nhất, tỉ lệ nhà ổ chuột và người thu nhập thấp vẫn chiếm số đông đó là nguyên nhân chính và còn các lý do sau. - Di cư ồ ạt do đổ về thành phố làm ăn - Nhiều lễ hội và tập chung đông cùng 1 lúc - Giao thông chưa phát triển đồng bộ và đất nước rộng lớn. - Vẫn ảnh hưởng, lệ thuộc vào văn hoá đường sắt từ thời Anh để lại. - Một lần nữa vẫn muốn nói thêm là tỉ lệ người nghèo và dân trí thấp vẫn chiếm số đông.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Phần lớn người Ấn Độ vẫn có thói quen dùng tay bốc khi ăn. Điều này khiến một số người tranh cãi nếu chưa hiểu văn...