Vì sao rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” trong cái rét kỷ lục ở Mỹ?

Các chuyên gia về động vật học đã giải thích tại sao hiện tượng kỷ lạ này xảy ra và dự đoán liệu nó có tiếp tục hay không.

Video rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” vì rét kỷ lục ở Mỹ

Mặc dù phía bắc nước Mỹ đã quen với thời tiết giá rét, ở phía nam, một hiện tượng kỳ lạ đã xảy ra: “mưa rồng Nam Mỹ”.

Người dân bang Florida mới đây chia sẻ hàng loạt hình ảnh chụp rồng Nam Mỹ từ trên cây rơi xuống đất, bụng ngửa lên trời.

Hiện tượng kỳ lạ này xảy ra do thời tiết lạnh bất thường tràn xuống bờ đông nước Mỹ. Và rồng Nam Mỹ - một loài xâm lấn đã quen với khí hậu nhiệt đới nóng - đang phải vật lộn để thích nghi.

Vì sao rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” trong cái rét kỷ lục ở Mỹ? - 1

Người dân bang Florida mới đây chia sẻ hàng loạt hình ảnh chụp rồng Nam Mỹ từ trên cây rơi xuống đất, bụng ngửa lên trời.

Không phải tất cả rồng Nam Mỹ rơi xuống đất đều đã chết. Thực tế, nhiều con chỉ bị đông cứng, được nhìn thấy hoạt động trở lại khi cơ thể ấm lên. Theo National Geographic, khi nhiệt độ giảm xuống khoảng 5-10 độ C, máu của loài bò sát này bắt đầu chảy chậm lại và chúng rơi vào trạng thái hôn mê như một giấc ngủ sâu.

Lý do rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” đơn giản là vì cơ thể chúng không thích nghi với thời tiết lạnh.

Rồng Nam Mỹ sống tốt ở bang Florida nhờ thời tiết nắng và ẩm ướt. Nhưng khi những đợt lạnh bất thường tràn xuống, chúng “đông cứng”.

Coleman Sheehy, một nhà bò sát học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida, cho biết: "Ngay khi nhiệt độ giảm, tỷ lệ trao đổi chất của chúng giảm”.

Vì sao rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” trong cái rét kỷ lục ở Mỹ? - 2

Sheehy giải thích rằng rồng Nam Mỹ là động vật máu lạnh - nghĩa là thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài

Sheehy giải thích rằng rồng Nam Mỹ là động vật máu lạnh - nghĩa là thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài. Do đó, máu trong cơ thể chúng lạnh đi đáng kể trong thời tiết giá rét.

Nếu ở ngoài trời lạnh đủ lâu - một hoặc hai ngày tùy thuộc vào kích cỡ và tuổi của rồng Nam Mỹ - cuối cùng chúng sẽ chết.

"Chúng thích nghi tốt với nhiệt độ nóng bức. Chúng không thích nghi tốt với thời tiết lạnh”, Sheehy nói.

Việc rồng Nam Mỹ rơi hàng loạt có thể khiến nhiều người nghĩ loài bò sát này, cũng như các loài xâm lấn khác, đang chết hàng loạt. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng về lâu dài, số lượng cá thể rồng Nam Mỹ ít khả năng bị ảnh hưởng. Một số con có thể học cách thích ứng.

Sau khi Florida trải qua đợt lạnh khắc nghiệt năm 2010, số lượng trăn Miến Điện dường như giảm xuống. Nhưng một nghiên cứu năm 2012 cho thấy chúng nhanh chóng và dễ dàng khôi phục số lượng.

Sheehy dự đoán điều tương tự sẽ xảy ra với rồng Nam Mỹ.

"Những quần thể này có thể thích nghi theo thời gian. Chúng có thể chịu lạnh tốt hơn và mở rộng phạm vi sống", ông nói về các loài xâm lấn ở Florida nói chung.

Rét kỷ lục ở Mỹ: Rồng Nam Mỹ “rơi như mưa” từ trên cây

Rét kỷ lục lan đến bang Florida khiến cho loài Rồng Nam Mỹ sống ở khu vực này đông cứng và rơi từ trên cây xuống như...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - National Geographic ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN