Vì sao rất khó phát hiện người nhiễm Covid-19 trên chuyến bay?
Những người nhiễm virus Corona thường có xu hướng phát bệnh sau khoảng 5 ngày và gần như chắc chắn dưới 2 tuần, theo một nghiên cứu mới công bố ngày 9.3 ở Mỹ.
Theo CNN, nghiên cứu tái khẳng định việc cách ly 14 ngày là phù hợp để đảm bảo nguy cơ có người nhiễm virus Corona.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã áp dụng nguyên tắc 14 ngày để cách ly những người nhập cảnh từng đến các nước lây nhiễm virus mạnh như Hàn Quốc, Italia.
Khi nói đến việc cách ly, thời gian ủ bệnh "cho chúng ta biết cách ly bao lâu thì hợp lý”, Justin Lessler, tác giả nghiên cứu và là phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, bang Maryland, Mỹ, cho biết.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Annals of Internal Medicine – một trong 6 tạp chí y khoa có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới, cho thấy vấn đề sàng lọc những người nhiễm virus, như kiểm tra nhiệt độ tại sân bay, có thể dẫn đến kết quả bỏ sót.
“Nếu ai đó đang trong giai đoạn ủ bệnh, họ có thể đi từ nước này sang nước khác mà không bị phát hiện vì không bộc lộ bất kì triệu chứng nào”, ông Lessler nói.
Giới chức Mỹ khuyên người dễ bị tổn thương bởi Covid-19 nên ở nhà.
Đó là lý do CDC đã kiểm tra 46.000 trường hợp ở sân bay liên quan đến “sốt, ho, khó thở” nhưng chỉ phát hiện một người nhiễm Covid-19, theo thống kê của CDC đến cuối tháng 2.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ một lần nữa khẳng định thời gian ủ bệnh thường là 5 ngày và hiếm khi tới 12 ngày. “Xác định khoảng thời gian ủ bệnh để thực sự hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Nếu dịch bệnh ở khắp nơi, bạn không thể biết được người nào bị nhiễm”, ông Lessler nói thêm.
Tuy vậy, cả CDC và WHO đều cảnh báo rằng Covid-19 có thể lây nhiễm ngay cả khi người bệnh không bộc lộ triệu chứng và nguyên nhân hiện chưa được xác định.
Bill Hanage, nhà dịch tễ học tại Trường y tế công cộng Harvard T.H. Chan, xác nhận một người có thể truyền bệnh cho người khác trong khi chính họ không ý thức được vấn đề lây nhiễm.
Theo Hanage, khoảng thời gian giữa các trường hợp nhiễm bệnh mới xuất hiện là rất ngắn và có thể có những người đang truyền bệnh mà không biết rằng mình bị nhiễm.
Ở Mỹ, Covid-19 đã lây lan tới hơn một nửa số bang nên ông Lessler cho rằng biện pháp cách ly không còn hiệu quả, vì không đảm bảo rằng không có thêm ca nhiễm nào mới sau khi cách ly người nghi nhiễm.
“Mục tiêu bây giờ nên tập trung vào giảm thiểu tác động của virus đối với cộng đồng, trong bối cảnh nó đã lan rộng”, ông Lessler nói.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Nguồn: [Link nguồn]
Dịch bệnh Covid-19 đang lan rộng khắp châu Âu, với Italia là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng vẫn còn một số...