Vì sao rắn độc không chết bởi nọc độc của chính chúng?
Rắn độc chỉ cần một nhát cắn để giết chết con mồi trước khi ăn. Tuy ăn phải con mồi nhiễm độc nhưng rắn độc vẫn sống. Vì sao lại như vậy? Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi này bằng cách bấm vào phần màu xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời chính thức sẽ được công bố vào 15h hôm nay.
Theo William Eggleston, nhà khoa học tại Đại học Binghamton (Mỹ), có 2 lý do giải thích vì sao rắn độc không chết bởi chính nọc độc của chúng, ngay cả khi ăn phải con mồi có chứa nọc độc.
Thứ nhất, nọc rắn chỉ độc khi chúng xâm nhập được vào máu. Điều này lý giải vì sao muốn giết các động vật khác thì rắn độc phải cắn để tiêm nọc độc vào máu.
Rắn độc giữ nọc độc bên trong một bộ phận đặc biệt của cơ thể, gọi là tuyến. Bộ phận đặc biệt này giúp giữ nọc độc khỏi hệ tuần hoàn máu của rắn. Vì vậy, rắn độc sẽ không chết bởi nọc độc của chúng.
Khi rắn độc tấn công con mồi, nọc độc được phun ra qua răng nanh vào máu và lan ra khắp cơ thể con mồi. Sau khi con mồi chết, rắn độc có thể ăn mà không "hề hấn" gì vì nọc độc không thể xâm nhập từ dạ dày vào máu.
Thứ hai, rắn có thể sản sinh ra nọc độc trong cơ thể nhưng cũng đồng thời có "thuốc giải", loại chất giúp bảo vệ rắn khỏi nọc độc của chính nó.
Điều này tương tự như việc con người có các tế bào miễn dịch trong cơ thể, giúp chống lại các bệnh xâm nhập. Rắn độc cũng có các tế bào miễn dịch đặc biệt giúp chống lại nọc độc của chính chúng. Thậm chí, ngay cả khi nọc độc rắn xâm nhập vào máu, các tế bào miễn dịch này sẽ can thiệp ngay.
Vậy trong trường hợp rắn độc bị một con rắn độc khác cắn thì sao? Trong trường hợp này, con rắn độc bị cắn vẫn có thể bị trúng độc và chết vì các tế bào miễn dịch chỉ có thể bảo vệ con rắn khỏi một lượng nhỏ nọc độc.
Nọc độc của rắn bản chất là Enzyme và polypeptide. Những hoạt chất này có tác động lên hệ thần kinh, hệ tim mạch và hệ hô hấp thông qua vết thương hở,hoặc vết cắn có chảy máu. Khi đó các Enzyme và polypeptide này đi vào hệ tuần hoàn.
Khi rắn độc ăn con mồi bị chính nó cắn chết thì chất độc trong con mồi không làm con rắn bị sao là vì các enzyme và polypeptide này có trong con mồi đi vào đường tiêu hóa và bị các men tiêu hóa, dịch mật trong hệ tiêu hóa của con rắn trung hòa hoặc tiêu hóa luôn... Còn khi con rắn độc bị 1 con rắn độc khác (hoặc tự cắn) cắn chảy máu thì con rắn độc bị cắn vẫn chết như thường... Trân trọng...
Không phải phát cắn nào của rắn độc cũng phát nọc độc, tùy từng tình huống cụ thể mà con rắn đánh giá mức độ nguy hiểm nó đang gặp phải để cơ thể tiết ra lượng độc tương ứng trong phát cắn đấy, nên có thể có những phát cắn mang tính hù dọa mà chẳng có độc. Nên nghiễm nhiên, chả có lẽ gì nó tự cắn mình rồi bơm độc ra để hưởng cả.
Ngoài ra, nọc độc của rắn khi đi vào máu con mồi chủ yếu gây ra tình trạng đông máu (phải được tiêm trực tiếp vào máu của con mồi), nên sau khi con mồi chết, rắn tiêu hóa con mồi bị đông máu thì độc đâu nữa ạ? Với lại đa phần những loài có độc, cơ thể đã có miễn nhiễm tự nhiên rồi, chẳng có loại nào chết vì bị trúng độc của mình cả.
Nọc độc của rắn chủ yếu được tạo thành từ protein, phần lớn trong số chúng bị phá vỡ trong dạ dày, giống như các protein có trong mọi loại thực phẩm ăn chất độc dựa trên protein sẽ không có hại lắm, vì chúng sẽ bị trung hòa trong dạ dày. Tuy nhiên, nếu nọc độc đó bằng cách nào đó bỏ qua dạ dày của bạn hoặc Nói cách khác với việc phá vỡ nó trong đường tiêu hóa của chúng, rắn đã điều chỉnh các tuyến này để ngăn chặn bất kỳ sự phơi nhiễm quá mức nào với nọc độc của chúng, có một mức độ phơi nhiễm thấp. Điều này đã khiến hầu hết các nhà nghiên cứu tin rằng khi rắn tiến hóa, chúng đã phát triển các kháng thể để bảo vệ bản thân khỏi hỗn hợp nọc độc đặc biệt của riêng chúng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những con rắn cùng loài thường không sử dụng các cuộc tấn công nọc độc của chúng khi chiến đấu cho lãnh thổ hoặc bạn tình. Tuy nhiên, rắn không có kháng thể cho tất cả các loại nọc độc bởi có hàng trăm loài rắn có nọc độc khác nhau trên thế giới. Do đó, rắn vẫn bị trúng độc nếu bị loài rắn khác tấn công.
Chất độc của rắn có tác dụng khi đi vào máu chứ không có tác dụng khi đi theo đường ăn uống.
Rắn không bị nhiễm độc bởi chất độc của chính mình là do cơ chế tự dung hoà chất độc cũng do chính cơ thể chúng tạo ra.
Nọc độc rắn chỉ có độc nếu bị cắn vì cần đi vào máu con mồi mới có tác dụng gây độc. Nếu nọc độc đi vào hệ tiêu hóa thì ko độc. Nếu rắn tự cắn đuôi mình thì rắn cũng chết.
Vì nọc độc nó tiêm vào con mồi là 1 lượng rất nhỏ. Nọc đó đã vào cơ thể con mồi và giải phóng nó lại nhạt đi nữa, ăn vào nó lại không trực tiếp vào máu. Khi vào dạ dày có các axit men tiêu hóa làm cho nó thành chất khác không độc nữa.
Nọc độc của rắn có tác dụng khi đi vào máu, có thể qua hệ tiêu hóa đã phân giải do enzim có trong dạ dày. Hoặc bản thân nó đã có huyết thanh miễn nhiễm giống như hổ mang chúa bị rắn độc khác cắn vẫn bình thường.
Vì nọc độc của rắn chủ yếu được tạo thành từ protein, phần lớn trong số chúng bị phá vỡ trong dạ dày, giống như các protein có trong thịt và đậu. Nói cách khác, ăn chất độc dựa trên protein sẽ không có hại lắm, vì chúng sẽ bị trung hòa trong dạ dày.
Những chất độc protein này có chức năng làm suy nhược và tiêu hóa con mồi, ngoài khả năng phòng vệ tự nhiên, vì vậy rắn đang phơi bày chất độc của chính chúng khi chúng ăn thức ăn của chúng.
Tuy nhiên, khi chúng nuốt chửng con vật nhỏ đó (hoặc thậm chí là một con rắn khác), chúng có thể tự vô hiệu hóa nọc độc của mình thông qua quá trình phân hủy protein này trong khi chúng tiêu hóa thức ăn.
Vậy nếu nhỡ con rắn tự cắn vào mình sao nó lại ko chết nhỉ, vì chất độc vào máu trực tiếp mà?
Con rắn sẽ không chết nếu như nuốt con mồi có chứa chính nọc độc của nó. Vì thành phần chính trong nọc độc là protein nên các độc tố gây hại này sẽ bị phân hủy bởi axit dạ dày và các enzym tiêu hóa. Nếu con rắn tự cắn vào người để tự sát thì nọc độc sẽ có tác dụng giống với con người.
Vì trong cơ thể rắn có chất kháng độc. Người ta thường lấy nọc độc để chế huyết thanh kháng nọc rắn. Vì vậy khi đi cấp cứu bác sỹ cần biết loại rắn gì cắn để đưa huyết thanh vào người bệnh thì đạt hiệu quả cao hơn.
- Nọc độc mà rắn sử dụng là một loại protein được cấu tạo bởi các khối amino acid. Khi rắn nuốt những chất protein kịch độc này vào dạ dày, hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ các protein đó làm cho chúng trở nên vô hại. Loại độc tố này chỉ có khả năng gây hại khi chúng lọt ra ngoài đường ruột và xâm nhập vào hệ tuần hoàn của kẻ ăn thịt.
- Khi một con rắn độc cắn một con mồi những tế bào nhỏ xung quanh những ống dẫn độc của nó phun nọc độc xuống đường dẫn vào các lỗ mà răng rắn cắn vào con mồi. Từ đó giúp rắn không bị nuốt phải chất độc mà nó tạo ra. Thậm chí nếu có nuốt phải thì ở một số loài rắn độc cũng có khả năng kháng độc. Đó chính là hai cách để rắn không bị đầu độc bởi chính nó.
Vì trong thực quản, dạ dày và ruột rắn tiết ra các loại dịch và enzym có khả năng trung hòa độc tố. Độc tố được hấp thu trở lại vào máu rồi được lọc dần để tích lũy trở lại vào các hốc chứa nọc.
Vì bản thân rắn có chất trung hòa làm mất độc tính của nọc độc.
Thành phần chính trong nọc độc là protein. Để độc tố protein có hiệu lực, chúng phải được tiêm hoặc hấp thụ vào các mô hoặc máu. Việc rắn nuốt phải nọc độc của chính nó không hề có hại, đơn giản vì các độc tố gây hại này sẽ bị phân hủy bởi axit dạ dày và các enzym tiêu hóa. Do đó nọc độc lúc này không còn nguy hiểm nữa.
Trong dạ dày rắn sẽ tiết ra một loai enzim để trung hòa chất độc thành một Protein để tiêu hoa thức ăn.
Vì nọc độc nằm trong cơ thể chúng nên tự bản thân cơ thể chúng đã tự sinh ra cơ chế để kháng lại tác dụng của nọc độc đó. Giống như kiểu con người bị lên quai bị 1 lần thì cơ thể sẽ tự kháng lại nên mỗi người chỉ bị 1 lần duy nhất.
Nọc độc của rắn là các Protein dễ bị phân hủy thành các axit amin vô hại trong dạ dày. Còn nếu nó tự cắn mình và bơm vào máu thì cũng chết bình thường.
Con rắn cũng như con người không hấp thụ được nọc độc rắn qua đường tiêu hoá ( trừ khi thành ruột bị xước, độc ngấm vào máu).
Chất độc là protein nên dạ dày sẽ phân hủy nhưng nếu cắn chính nó độc vào máu sẽ chết.
Chính con rắn có thể tự kháng lại nọc độc của mình. Nên người bị rắn cắn hay bắt lại con rắn để lấy nước bọt để giải độc.
Trong cơ thể rắn tự có kháng thể không bị trúng độc của chính mình.
Nó tự có miễn dịch, đấy là lý do thuốc giải độc rắn đc sản xuất từ chính con rắn mang chất độc đó.
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Trong quá khứ, không ít người tử vong do dùng tay không cầm vào đầu rắn độc (đã bị chặt đứt lìa khỏi thân) như rắn...