Vì sao quân đội Afghanistan sụp đổ quá nhanh trước Taliban?
Sự bành trướng nhanh chóng của phong trào Taliban đã cho thấy rõ rằng những nỗ lực của Mỹ trong việc biến quân đội Afghanistan thành một lực lượng chiến đấu độc lập, mạnh mẽ đã thất bại.
Phương Tây đã đổ những khoản tiền khổng lồ vào các lực lượng Afghanistan trong 15 năm qua, riêng Mỹ là 88 tỉ USD, với niềm tin rằng điều này sẽ giúp chính phủ Afghanistan có thể độc lập chống lại Taliban. Điều này cho phép Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ủng hộ một chiến lược rút lui cuối cùng.
Thế nhưng, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định rút những binh lính Mỹ còn lại về nước, 300.000 binh lính Afghanistan đã nhanh chóng gục ngã. Thay vì chiến đấu chống lại Taliban, họ bị đánh trả và nhiều lúc phải sớm rút lui dù không có cuộc giao tranh nào.
Trong vòng 3 tháng qua, chính Taliban cũng phải ngạc nhiên về sự sụp đổ nhanh chóng của nhiều khu vực, trong đó có 2 trong số các thủ phủ tỉnh quan trọng nhất nước: Kandahar và Herat.
Một người lính đặc nhiệm của cảnh sát Afghanistan tại một vị trí tiền tuyến ở Kandahar. Ảnh: NYT
Sự thất bại đáng kinh ngạc của quân đội, vốn được cho là nền tảng hỗ trợ của phương Tây đối với đất nước, đã khiến cả người Afghanistan và những người ủng hộ họ bị sốc.
Tờ Telegraph ngày 13-8 dẫn lời Đại tá Edris Ataaie cho biết cả phương Tây và những người lãnh đạo của ông đều phải chịu trách nhiệm.
"Tôi không thấy bất kỳ chiến lược nào. Trong những năm qua, các lực lượng của chúng tôi bị sử dụng sai mục đích. Những người được chỉ định làm lãnh đạo đều không phù hợp và họ đối xử với các tướng lĩnh và lực lượng của chúng tôi rất tệ. Kết quả là chúng tôi đang ở trong tình trạng hỗn loạn" - trích lời ông Ataaie.
Bất chấp mức độ đe dọa của Taliban, các lực lượng Afghanistan bình thường đã không đoàn kết và chiến đấu chống lại chúng. Tình trạng tham nhũng tràn lan và năng lực lãnh đạo kém đã tiêu tốn một khoản tiền khủng khiếp. Các binh sĩ than phiền về việc không được trả lương hoặc không nhận được lương thực, đạn dược. Họ thường bị các chỉ huy bỏ lại để bảo vệ các trạm kiểm soát và căn cứ đã bị lộ.
Khói bốc lên sau cuộc giao tranh giữa Taliban và các lực lượng an ninh Afghanistan hôm 12-8. Ảnh: AP
Những người lính ngoài tiền tuyến được nghỉ phép rất ít trong khi những người bị thương bị đối xử tồi tệ. Một ví dụ tàn nhẫn nhất về việc này là những binh lính bị thương tại 1 bệnh viện quân sự danh tiếng sẽ bị bỏ đói nếu không hối lộ y tá.
Nhiều người chỉ trích chính phủ của ông Ashraf Ghani phân biệt đối xử về sắc tộc và gây nghi ngờ về tính hợp pháp chính trị. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi quân đội cảm thấy không muốn chiến đấu vì những người lãnh đạo trên.
Ông Ataaie cũng giận dữ với trước quyết định của phương Tây trong việc thỏa thuận với Taliban. Ông cho rằng điều này đã mang lại tính hợp pháp và sự tự tin cho những kẻ khủng bố mà ông đã dành cả đời để chống lại.
"Chúng tôi kề vai sát cánh với những người ngoại quốc để làm nhiệm vụ. Theo thỏa thuận của chúng tôi, Taliban là những kẻ khủng bố. Tuy nhiên, họ đã bỏ đi và lập 1 thỏa thuận với chính những kẻ khủng bố mà chúng tôi đang chiến đấu cùng nhau" - ông Ataaie cáo buộc.
Ông Charlie Herbert, một cựu thiếu tướng người Anh, người đã cố vấn cho lực lượng an ninh của chính phủ Afghanistan ở Kabul từ năm 2017 đến năm 2018, nói: "Họ đã mắc sai lầm khi cố gắng xây dựng các lực lượng Afghanistan theo hình ảnh của chính họ và bắt đầu quá muộn".
Theo lời ông Herbert, sự thất bại trong việc xây dựng quân đội Afghanistan diễn ra trong bối cảnh phương Tây cũng gặp khó khăn trong việc củng cố quân đội Iraq, Libya và Syria.
Trong khi quân đội đang sụp đổ, ông Ghani đã tuyệt vọng cầu cứu các lãnh chúa và chỉ huy chống Taliban của những năm 1990 cùng lực lượng dân quân của họ. Tuy nhiên, dường như họ không thể giúp được ông Ghani.
Ông Ismail Khan, người được cho là đã chống lại một cuộc tấn công của Taliban vào Herat trong tuần trước, đã bị bắt hôm 12-8 và chụp ảnh tươi cười cùng những kẻ bắt giữ.
Nguồn: [Link nguồn]
Các tay súng Taliban đã chiếm thêm thủ phủ Sar-e Pul thuộc tỉnh cùng tên và phần lớn thành phố lớn thứ 5 Kunduz trong bối...