Vì sao Pakistan là yếu tố quan trọng trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn?
Khi quân nhân Ấn Độ và Trung Quốc lao vào tấn công lẫn nhau ở cao nguyên Galwan, vụ việc được xem là đỉnh điểm của tranh chấp chủ quyền biên giới Trung-Ấn.
Đoàn xe quân sự Ấn Độ tiến vào vùng Ladakh.
Nhưng các nhà quan sát nói rằng còn có yếu tố khác tác động đến cuộc đụng độ chết người ở biên giới. Đó là chính là vì Pakistan, đồng minh của Trung Quốc, theo SCMP.
Pakistan cũng có tranh chấp chủ quyền với Ấn Độ ở vùng Kashmir. Vùng này bao gồm cả khu vực xảy ra cuộc đụng độ chết người giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Tháng 8.2019, chính phủ Ấn Độ tước quyền tự trị của vùng Kashmir. Động thái tác động trực tiếp đến tuyên bố chủ quyền vùng Kashmir của Pakistan.
Nhưng Ấn Độ cũng đã chọc giận Trung Quốc, vì New Delhi tạo ra tạo ra lãnh thổ hành chính riêng biệt ở vùng Ladakh (một phần của bang Jammu và Kashmir).
“Ấn Độ tiếp tục thách thức chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc bằng cách thay đổi luật. Hành động như vậy là không thể chấp nhận được”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khi đó nói.
Claude Rakisits, giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, nói rằng hành động tước quyền tự trị vùng Kashmir của Ấn Độ chính là khởi nguồn của xung đột ở cao nguyên Galwan, thuộc vùng Ladakh.
“Thông điệp của Trung Quốc rất rõ ràng, Ấn Độ giải quyết tranh chấp chủ quyền với Pakistan là một chuyện, nhưng làm ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lại là chuyện khác”, ông Rakisits nói.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế ở phạm vi vùng Kashmir do Pakistan quản lý, do vùng này nằm trong vành đai kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC).
“Về vấn đề lâu dài, Trung Quốc sẽ tiếp tục khuấy động tranh chấp chủ quyền biên giới với Ấn Độ để bảo vệ lợi ích và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng ở vùng Kashmir do Pakistan kiểm soát”, Rakisits nói.
Khi căng thẳng Trung-Ấn leo thang, Ấn Độ đã phải rút bớt binh sĩ ở vùng tranh chấp với Pakistan để chuyển sang tập trung đối phó Trung Quốc.
Rajesh Rajagopalan, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru University ở New Delhi, nói liên minh quân sự Trung Quốc-Pakistan ở vùng Kashmir là điều Ấn Độ lo ngại nhất.
Trong tình huống xấu nhất, Trung Quốc và Pakistan có thể cùng bắt tay nhau phân chia lại lãnh thổ vùng Kashmir.
Trung Quốc đã đưa một lượng lớn binh sĩ và vũ khí dọc vùng tranh chấp ở dãy Himalaya, vi phạm thỏa thuận song phương,...
Nguồn: [Link nguồn]