Vì sao ông Trump im lặng trước tin "Ukraine được dùng vũ khí tầm xa Mỹ" tấn công lãnh thổ Nga?
Có nhiều lý do chiến lược và chính trị có thể dẫn đến việc ông Trump và các quan chức được ông lựa chọn vào nội các mới vẫn chưa chính thức lên tiếng về thông tin "Ukraine được phép dùng vũ khí tầm xa Mỹ tấn công lãnh thổ Nga".
Trong cuộc gặp ông Trump (phải) tại Nhà Trắng vào tháng 11/2024, ông Biden nhấn mạnh việc ủng hộ Ukraine là vì lợi ích của Mỹ. Ảnh: Bloomberg
Sự im lặng "kỳ lạ"
Gần một tuần kể từ cuộc gặp giữa ông Biden và ông Trump tại Nhà Trắng, truyền thông Mỹ gần đây đưa tin chính quyền của ông Biden đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ trong lãnh thổ Nga.
Nhiều đồng minh của ông Trump, bao gồm cả con trai ông, đã bày tỏ sự không đồng tình trước thông tin này, cảnh báo về nguy cơ Thế chiến III (nếu thông tin được xác thực).
Tuy nhiên, ông Trump và tất cả các nhân vật quan trọng trong nhóm thân cận của ông (được ông lựa chọn cho nội các mới) - từ tân Ngoại trưởng, cố vấn an ninh quốc gia, cho đến Bộ trưởng Quốc phòng – đều giữ im lặng một cách kỳ lạ về vấn đề này.
Mike Waltz, người được ông Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia, có phản ứng nhẹ nhàng trước thông tin chính quyền của ông Biden "bật đèn xanh" cho phép Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa tầm xa trong lãnh thổ Nga.
Trong cuộc phỏng vấn của Fox News, ông Waltz gọi quyết định này là một bước đi "chiến thuật" của Nhà Trắng, chứ không phải là một hành động leo thang, và nhấn mạnh ông Trump đang chuẩn bị một "chiến lược lớn" để chấm dứt xung đột.
Lý do liên quan đến Nga, Ukraine, và Trung Quốc
Ông Trump có lý do để giữ im lặng thời điểm này khi ông chưa chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ảnh: Getty
Theo tờ Telegraph (Anh), có một số lý do dẫn đến việc ông Trump và các quan chức thân cận giữ im lặng về vấn đề này.
Ông Trump từng cam kết nếu trở lại Nhà Trắng, ông sẽ "kết thúc cuộc xung đột trong 24 giờ". Kế hoạch của ông là đàm phán với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky. Ông Trump được cho là tự tin vào khả năng đàm phán của mình và cho rằng có thể đạt được thỏa thuận nhờ vào thế mạnh của Mỹ.
Nếu ông Trump công khai chỉ trích hoặc ủng hộ các quyết định của chính quyền ông Biden về Ukraine, điều đó có thể làm giảm đi tính trung lập và khả năng đàm phán mà ông muốn thể hiện trước cả Nga và Ukraine.
Ngoài ra, để tránh làm mất lòng cả Nga và Ukraine, tạo thuận lợi cho việc đàm phán, việc ông Trump và các quan chức thân cận giữ im lặng được xem là thích hợp vào lúc này.
Im lặng cũng giúp ông Trump tránh rơi vào thế cam kết quá nhiều hoặc mâu thuẫn với những đồng minh hay người Mỹ có quan điểm khác nhau về xung đột Ukraine
Bên cạnh đó, một số người tin rằng ông Trump có thể muốn giành giải Nobel Hòa bình và việc đạt được thỏa thuận hòa bình ở Ukraine có thể giúp ông tiến gần hơn đến mục tiêu này.
Theo Telegraph, ông Trump cũng có thể đang cân nhắc việc đưa Mỹ "thoát khỏi" cuộc xung đột ở châu Âu để tập trung vào việc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, vốn được xem là mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, việc thúc đẩy Ukraine nhượng bộ Nga có thể khiến nhiều đồng minh châu Âu của Mỹ bất mãn, vì họ muốn duy trì sự ủng hộ mạnh mẽ cho Ukraine.
Theo Telegraph, tình hình chiến sự tại Ukraine cũng đang chuyển biến khi vị thế của Ukraine đang suy yếu. Quân đội nước này đang bị thiếu hụt nhân lực, trong khi Nga dần dần giành lại kiểm soát nhiều khu vực và có bước tiến ở gần như toàn bộ chiến tuyến.
Quyết định của Nhà Trắng về việc cho phép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa của Mỹ chỉ áp dụng với tỉnh Kursk, và được coi là phản ứng...
Nguồn: [Link nguồn]