Vì sao nhiều người trên khắp thế giới đến nay vẫn không tin sự tồn tại của Covid-19?

Trong bối cảnh Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 9 triệu người trên khắp thế giới và đang tiếp tục bùng phát mạnh, nhiều người vẫn không tin vào sự tồn tại của loại virus nguy hiểm này. Họ thậm chí kêu gọi tẩy chay biện pháp cách ly chống dịch, tuyên bố đeo khẩu trang là vô dụng.

Không thể phủ nhận mỗi người đều có quan điểm và suy nghĩ riêng khi đứng trước một đại dịch. Tuy nhiên, họ không nên để những suy nghĩ đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người khác, theo Sputnik.

Những người không tin vào sự tồn tại của Covid-19 thường được gọi bằng cụm từ “Covid dissidents” (tạm dịch: Người phản đối Covid). Những người này không tin hoặc cho rằng, Covid-19 chỉ là “chuyện nhỏ” nhưng bị truyền thông và cách chính trị gia “nâng cao quan điểm” hay “thổi phồng mối nguy dịch bệnh”.

Một cụm từ khác là “Covid idiot” (gã ngốc Covid) – chỉ những người đang xây hầm tận thế, dự trữ thực phẩm quá mức.

Hôm 22.3, WHO ghi nhận mức tăng kỷ lục số người nhiễm Covid-19 sau 24 giờ trên toàn thế giới với hơn 183.000 trường hợp. WHO cho rằng, sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu đang bước sang giai đoạn mới.

Một số nước từng được đánh giá cao về cách xử lý dịch bệnh như Đức, Hàn Quốc cũng đang đối mặt với sự gia tăng của các ca nhiễm mới.

Biểu tình chống phong tỏa do Covid-19 ở Mỹ (ảnh: Reuters)

Biểu tình chống phong tỏa do Covid-19 ở Mỹ (ảnh: Reuters)

Không chỉ ngấm ngầm phản đối biện pháp cách ly xã hội, cả 2 nhóm này còn tổ chức nhiều cuộc biểu tình, xúi giục người khác cố tình vi phạm quy kiểm dịch. Những người này được đánh gia là có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cho bản thân và cộng đồng cao hơn bình thường.

Mục tiêu công kích của những người không tin hoặc xem nhẹ mối nguy dịch bệnh là một số chính trị gia, tỷ phú giàu lên trong dịch Covid-19.

Nhiều thuyết âm mưu xuất hiện như Covid-19 được tạo ra nhằm hủy hoại nền kinh tế Trung Quốc hay để làm giàu cho những công ty dược phẩm. Thậm chí, có người còn cho rằng, Covid-19 là âm mưu của giới chính trị nhằm kiểm soát con người bằng cách cấy chip theo dõi thông qua việc tiêm vắc xin.

Nhiều tháp 5G ở Anh và một số nước châu Âu đã trở thành “nạn nhân”, bị đốt cháy, vì một số người cho rằng sự tồn tại của chúng làm giảm khả năng miễn dịch. Những người phản đối việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho rằng tỷ phú Bill Gates đã tạo ra virus để bán chip điện tử.

Joe Pierre – giáo sư tâm thần học tại Đại học California – cho rằng, con người vốn sẵn có niềm tin vào các thuyết âm mưu.

“Tin vào thuyết âm mưu là đặc điểm trong tâm lý của con người. Nhiều người bị hấp dẫn bởi thuyết âm mưu do cảm giác thích thú khi cho rằng họ đang nắm giữ bí mật mà người khác không hay biết. Con người luôn có xu hướng muốn thể hiện bản thân. Một số người nghĩ rằng họ trở nên đặc biệt khi tin vào thuyết âm mưu và đi ngược lại số đông”, ông Joe Pierre nhận xét.

Diễn viên múa ballet Ashlee Montague đeo mặt nạ phòng độc biểu diễn giữa quảng trường Thời đại (ảnh: Reuters)

Diễn viên múa ballet Ashlee Montague đeo mặt nạ phòng độc biểu diễn giữa quảng trường Thời đại (ảnh: Reuters)

Không ít người ở các nước châu Âu, châu Mỹ đang giữ quan điểm phản đối việc tiêm ngừa vắc xin Covid-19. Các cuộc biểu tình phản đối tiêm vắc xin trong bối cảnh virus lây lan đã diễn ra tại Mỹ, Đức, Kazakhstan và một số quốc gia khác.

Những người phủ nhận sự tồn tại của Covid-19 không tuân thủ các biện pháp chống dịch và có thể lây nhiễm virus cho người khác. Hậu quả về sức khỏe không chỉ xảy ra với bản thân họ mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến người xung quanh.

“Phong trào chống tiêm vắc xin đang mở rộng và có thể ảnh hưởng đến mục tiêu tạo khả năng miễn dịch với Covid-19 ở 60 – 70% dân số của thế giới. Tình trạng này là rất đáng lo ngại trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm lần 2”, Scott Ratzan – chuyên gia tại Đại học Y tế Công cộng New York – nhận định.

“Theo khảo sát mới nhất, chỉ có một nửa số người được hỏi ở New York đồng ý tiêm vắc xin ngừa virus. Chúng ta sẽ không thể bảo vệ xã hội khỏi Covid-19 với số lượng người phản đối tiêm vắc xin cao như vậy”, ông Scott Ratzan nói.

Thống đốc bang Washington viết thư ”cầu cứu” ông Tập giữa dịch Covid-19

Thống đốc bang Washington (Mỹ) đã có thư riêng gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để “được tiếp cận năng lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Sputnik ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN