Vì sao nhiều người mắc COVID-19 bị suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy?
Hầu hết người mắc COVID-19 hồi phục mà không bị ảnh hưởng lâu dài đến trí nhớ và sự tập trung. Trong khi đó, một số người gặp khó khăn nhẹ kéo dài.
Đặc biệt là những người đã bị COVID-19 nặng có thể cảm nhận thấy họ gặp một số vấn đề về trí nhớ như khó nắm bắt thông tin trong đầu để đưa ra quyết định, khó nhớ lại điều gì đó đã xảy ra hoặc đơn giản là quên không uống thuốc đúng giờ.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ
Theo cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), Một số lý do khiến nhiều người mắc COVID-19 bị suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy sau khi khỏi bệnh:
- Mệt mỏi: SARS-CoV-2 có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng khả năng tập trung của bạn. Bạn có thể cảm thấy không có năng lượng tinh thần cần thiết để chú ý đến mọi thứ, ngay cả khi nghĩ rằng điều gì đó quan trọng.
Nếu không thể tập trung vào điều gì đó, bạn sẽ khó nhớ nó hơn. Nhiều người cũng khó tập trung vào các nhiệm vụ trong công việc, đặc biệt là những việc khiến họ chán nản, gây mệt mỏi khi phải thực hiện.
- Sợ hãi và lo lắng: Đại dịch COVID-19 từng có thời điểm gây ra mối lo ngại đáng quan tâm với nhiều người trên toàn thế giới. Nó có thể gây ra mức độ lo lắng cao và thậm chí là các cơn hoảng sợ.
Khi đó, phục hồi sau COVID-19 có thể là trải nghiệm căng thẳng đối với nhiều người, cho dù điều trị tại nhà hay bệnh viện.
Đặc biệt, nếu bạn từng phải nhập viện và vào phòng chăm sóc đặc biệt khi mắc COVID-19, điều này có thể khiến bạn đau khổ, những trải nghiệm, ký ức khó chịu luôn hiện trong tâm trí, thậm chí khiến bạn gặp ác mộng.
Tất cả điều trên đều có thể ảnh hưởng sự tập trung, dẫn đến suy giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định thấu đáo.
- Tâm trạng thấp: Tình trạng này có thể ảnh hưởng trí nhớ và suy nghĩ của người bệnh. Trong đại dịch COVID-19, nhiều người phải đối mặt với những tình huống có thể trở nên quá tải và dẫn đến tâm trạng thấp. Giống lo lắng, tâm trạng thấp ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ mọi thứ.
Hình minh họa.
- Viêm não: Ở một số ít người, COVID-19 gây viêm não. Nếu bạn thuộc trường hợp này, nhóm chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm liên quan não bộ để xác định nó bị ảnh hưởng như thế nào.
Vấn đề này có thể gây ra nhiều triệu chứng hậu COVID-19 như khả năng chú ý, tập trung suy giảm; trí nhớ kém, khó giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, lập kế hoạch và tổ chức.
- Đột quỵ: Dù hiếm gặp, nhiều người mắc COVID-19 có thể bị đột quỵ sau khi khỏi bệnh. COVID-19 có thể ảnh hưởng các mạch máu, hình thành cục máu đông di chuyển đến não và làm gián đoạn lưu lượng máu đến một phần của não.
Hậu quả của việc này phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương, nhưng có thể bao gồm các vấn đề về thể chất, nhận thức hoặc cảm xúc, gây suy giảm trí nhớ.
Lời khuyên
Tiến sĩ Praveen Gupta, Trưởng khoa Thần kinh, Viện Nghiên cứu Fortis Memorial, Gurugram khuyên mọi người nên tiêm phòng vì điều đó có thể ngăn ngừa bệnh COVID-19 nặng, gây tổn thương não. Ông cũng đã chia sẻ một số biện pháp đối phó với tình trạng này.
Kiểm tra mức vitamin B12
"Hãy kiểm tra mức độ hormon tuyến giáp và vitamin B12 của bạn và bình thường hóa chúng. Thực hiện một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau và sữa vì chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng trong chúng giúp duy trì chức năng não", theo chuyên gia.
Ăn uống điều độ, tập trung vào giấc ngủ
Ăn uống thường xuyên và chú ý đến giấc ngủ của bạn. Nếu xảy ra tình trạng mất trí nhớ đáng kể và chụp MRI não cho thấy một số bất thường, liệu pháp miễn dịch với steroid và IVIG (globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch) có thể hữu ích.
Quản lý căng thẳng để cải thiện chức năng não
COVID-19 có thể tác động đáng kể đến các chất dẫn truyền não và gây ra lo lắng và mất ngủ, cũng có thể dẫn đến rối loạn các chất dẫn truyền trí nhớ trong não.
Tiến sĩ Gupta cho biết: “Nó có thể dẫn đến chứng hay quên, rối loạn chức năng nhận thức, mất tập trung. Vì vậy, đừng suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật, bởi nó làm tiêu hao chất dẫn truyền của não. Ưu tiên những việc quan trọng, điều trị lo âu, uống thuốc bổ đối với người bị suy nhược để cải thiện chức năng não bị rối loạn do căng thẳng”.
Chuyên gia cũng khuyến nghị nên thư giãn và tham gia vào các trò chơi, giải trí và sở thích khiến người bệnh vui vẻ để trẻ hóa não bộ và bảo vệ khỏi các rối loạn chức năng do căng thẳng gây ra.
Chung Nam Sơn – chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung quốc – cho rằng, Thượng Hải đã mắc một số sai lầm trong đợt bùng phát dịch Covid-19 mới do không hiểu rõ biến chủng Omicron.
Nguồn: [Link nguồn]