Vì sao Nhật không bắn hạ tên lửa Triều Tiên qua lãnh thổ?
Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên sáng sớm ngày 29.8 khiến Nhật Bản hết sức lo ngại vì tên lửa đã bay qua lãnh thổ nước này.
Hệ thống phòng không Patriot PAC-3 là một số các vũ khí Nhật Bản có thể đánh chặn trên lửa Triều Tiên.
Triều Tiên lần thứ 18 phóng thử tên lửa vào sáng ngày 29.8, đánh dấu lần leo thang căng thẳng nghiêm trọng nhất kể từ hồi đầu năm nay. Tên lửa bay qua khu vực phía bắc Nhật Bản, thuộc hòn đảo Hokkaido.
Lầu Năm Góc và phía Hàn Quốc xác nhận tên lửa Triều Tiên bay xa 2.700km, qua không phận Hokkaido. Toàn bộ quá trình phóng cho đến khi tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương kéo dài 14 phút.
Phía Nhật Bản không đánh chặn tên lửa nhưng quân đội đã gửi thông diệp báo động đến các đơn vị phòng không. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói chính phủ đang làm hết sức để bảo vệ người dân khỏi “mối đe dọa nghiêm trọng, chưa từng có”.
Theo các chuyên gia, việc Triều Tiên phóng tên lửa qua Nhật Bản rõ ràng là dấu hiệu đáng báo động, mặc dù không phải là chưa từng xảy ra trong quá khứ. Năm 2009, Triều Tiên phóng tên lửa Taepodong-2 SLV rơi xuống vùng biển Thái Bình Dương.
Các hệ thống phòng không Nhật Bản đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
“Triều Tiên đang liều lĩnh khi phóng tên lửa qua lãnh thổ quốc gia khác. Điều gì sẽ xảy ra nếu tên lửa gặp trục trặc, rơi xuống khu dân cư và gây thương vong?”, Michael Auslin, chuyên gia về an ninh và chính trị châu Á thuộc viện nghiên cứu chính sách AEI ở Mỹ nhận định.
Theo ông Auslin, Nhật Bản có lý do để không bắn hạ tên lửa Tiều Tiên. “Tokyo chưa từng đánh chặn tên lửa Triều Tiên. Khả năng thất bại là khá cao”.
“Trừ khi biết chắc tên lửa Triều Tiên tạo ra mối đe dọa đối với người dân Nhật, còn nếu không Nhật Bản vẫn chỉ duy trì tình trạng sẵn sàng”, ông Auslin nói.
Tháng trước Triều Tiên đã 2 lần phóng tên lửa bay cao hơn 2.000 nhưng chỉ rơi xuống khu vực nằm giữa Nhật Bản và Triều Tiên. Lần này, Triều Tiên phóng tên lửa bay theo quỹ đạo thông thường.
Sau 8 năm, Triều Tiên mới lại phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản.
Giới chuyên gia nhận định, nếu đã thành công 2 vụ phóng hồi tháng 7, Triều Tiên không cần thiết phải thử nghiệm theo cách thông thường. Do đó, vụ phóng tên lửa ngày 29.8 không nằm ngoài mục đích chính trị.
“Vụ phóng tên lửa này chính là thông điệp gửi đến Mỹ. Họ muốn khẳng định rằng mình không cúi đầu trước Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”, chuyên gia James Acton, đồng Giám đốc Chương trình Chính sách Hạt nhân của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie tại Washington nhận định.
Nhưng Triều Tiên không mạo hiểm phóng tên lửa bay qua Nhật rồi hướng đến đảo Guam, có lẽ để tránh đụng độ trực tiếp với Mỹ, ông Acton nói thêm.
Mặc dù Nhà Trắng chưa lên tiếng nhưng theo chuyên gia Auslin, cả Mỹ và Nhật Bản sẽ cần phải hành động quyết liệt hơn thay vì chỉ lên tiếng phản đối.
“Chúng tôi sẽ theo dõi bước tiến của Triều Tiên trong hàng thập kỷ qua. Mọi chuyện bây giờ đã khác nhưng Mỹ và các đồng minh lại chưa có phương án đối phó tương xứng”.
Triều Tiên sáng ngày 29.8 đã phóng tên lửa bay không phận Nhật Bản, nhằm gửi thông điệp mạnh mẽ đến Nhà Trắng, một...