Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật?

Sự kiện: Tin tức Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngủ trên giường bị coi là lười biếng, nhưng ngủ gật ngoài đường ngoài chợ có khi lại được khen ngợi.

Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật? - 1

Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ

Thói quen ngủ của người Nhật là một điều gì đó rất thú vị và khác lạ về phía cạnh văn hóa và xã hội. Điều đó được đề cập trong bài viết “Nghệ thuật không ngủ của người Nhật” được đăng trên tạp chí CAM của đại học Cambrigde, Mỹ. Tác giả của bài viết là tiến sĩ Brigitte Steger, giảng viên cao cấp về nghiên cứu Nhật Bản hiện đại, Đại học Cambridge. Dưới đây là bài viết đã được lược dịch.

 Lần đầu tiên tôi nhận thấy thói quen ngủ gật nơi công cộng của người Nhật là cuối năm 1980, lần đầu tôi đến quốc gia này. Cuộc sống hàng ngày ở đây rất bận rộn. Ai cũng có một lịch trình kín mít với công việc và các cuộc hẹn và hầu như rất ít thời gian để ngủ.

Nhiều người đã lên tiếng phàn nàn: "Người Nhật chúng tôi thật điên khi làm việc quá nhiều!” Nhưng trong lời nói này ẩn chứa một sự tự hào về sự siêng năng và có đạo đức vượt trội. Tuy nhiên, cùng lúc, tôi quan sát thấy vô số người ngủ gật trên tàu điện ngầm. Một số người còn đứng ngủ, và chẳng ai bất ngờ khi chứng kiến những điều này.

Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật? - 2

Vô số người ngủ gật ở những nơi công cộng và chẳng ai bất ngờ khi chứng kiến điều này

Tôi thấy việc này khá mâu thuẫn. Những con ong chăm chỉ sẵn sàng ngủ ít vào ban đêm nhưng lại cau mày vì thiếu ngủ vào buổi sáng và nhận được sự khoan dung và đồng cảm của mọi người. Hành động này được gọi là “inemuri”, có nghĩa là “ngủ ngắn ở những nơi công cộng như phương tiện giao thông, công sở, lớp học”.

Nếu ngủ trên giường bị coi là lười biếng, thì tại sao việc ngủ trong lớp hoặc nơi công sở lại được tuyên dương? Tại sao họ lại cho phép trẻ em ngủ muộn học bài vào ban đêm và ngủ gật trên lớp vào ban ngày?

Các sinh viên trẻ được cho là rất “có đạo đức” nếu họ sẵn sàng cắt bỏ giấc ngủ để nghiên cứu, mặc dù trên thực tế, việc này không hiệu quả vì nó sẽ khiến họ ngủ gật vào buổi học hôm sau.

Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật? - 3

Ngủ gật trong lớp hay công sở thể hiện sự cống hiến và siêng năng của người Nhật

Một vấn đề thú vị nữa là ngủ chung. Tại Nhật Bản, các bậc cha mẹ và các bác sĩ khẳng định việc ngủ chung với con sẽ giúp chúng yên tâm và phát triển thành một người độc lập, có kĩ năng xã hội ổn định sau này. Có lẽ chuẩn mực văn hóa này đã giúp người Nhật Bản dễ dàng ngủ trước sự hiện diện của những người khác, ngay cả khi họ là người lớn. Nhiều người Nhật nói rằng họ ngủ ở công ty dễ hơn ngủ một mình.

Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật? - 4

Nhiều người Nhật nói rằng họ ngủ ở công ty dễ hơn ngủ một mình

Sau nhiều năm nghiên cứu vấn đề này, cuối cùng tôi nhận ra inemuri thực chất không được coi là một giấc ngủ. Nó không giống với giấc ngủ ban đêm trên giường, cũng không phải là một giấc ngủ trưa hay ngủ ngắn.

Inemuri có thể được xem như mộng du. Mặc dù người thực hiện inemuri “không biết gì”, họ vẫn có thể lập tức hoạt động trở lại bình thường nếu cần thiết.

Inemuri có thể được coi là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn có sức mạnh và đạo đức để kiểm soát bản thân ở Nhật.

Vì sao Nhật Bản đánh giá cao người hay ngủ gật? - 5

Inemuri là dấu hiệu của một người làm việc chăm chỉ ở Nhật

Vì vậy, thói quen inemuri của người Nhật Bản không thể hiện sự lười biếng. Thay vào đó, nó là một đặc điểm trong đời sống xã hội Nhật Bản cho phép người Nhật tạm thời “biến mất” trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày. Vì thế, rõ ràng là người Nhật không ngủ, họ chỉ inemuri, một việc đáng khen ở Nhật Bản.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà My - BBC ([Tên nguồn])
Tin tức Nhật Bản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN