Vì sao nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út bàn tay trái?
Một điều nhiều người thường làm nhưng chưa chắc hiểu rõ lý do là việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái. Mời độc giả cùng trả lời câu hỏi bằng cách bấm vào phần xanh lá dưới ảnh. Câu trả lời tham khảo sẽ có lúc 15h.
Theo BBC, truyền thống đeo nhẫn cưới có nguồn gốc từ thời Ai Cập cổ đại, khi các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng bằng chữ tượng hình cho thấy cô dâu thường đeo nhẫn.
Một số nền văn hóa cổ đại khác cũng có các bằng chứng tương tự. Con người từ thời Hy Lạp và La mã cổ đại đã đeo nhẫn cưới vào ngón áp út bàn tay trái của họ.
Có nhiều lời giải thích cho việc ngón áp út tay trái được chọn là ngón đeo nhẫn.
Theo Bernadette Chapman, người sáng lập Liên minh các nhà tổ chức đám cưới ở Anh: "Thời cổ đại, con người cho rằng có một tĩnh mạch ở ngón áp út bàn tay trái chạy thẳng tới tim. Và trái tim thời đó được xem là trung tâm của cảm xúc". Người La Mã cổ đại còn gọi tĩnh mạch này là - vena amoris (tạm dịch: Tĩnh mạch Tình yêu).
Theo Reader's Digest, dù thực tế không tồn tại "Tĩnh mạch tình yêu", nhưng việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bàn tay trái được truyền qua nhiều thế hệ và tồn tại tới tận ngày nay.
Trong khi đó, tờ Insider lại đưa ra một lý giải khác khi cho rằng việc đeo nhẫn ở ngón áp út bàn tay trái bắt nguồn từ một trong những cuộc tranh luận tôn giáo gây tranh cãi nhất mọi thời đại. Cách đây hơn 450 năm, giáo hội Anh "đoạn tuyệt" với giáo hội Công giáo. Sau sự kiện này, giáo hội Anh cần đổi mới nhiều nguyên tắc. Một trong số đó là việc đeo nhẫn ở ngón áp út bàn tay trái vì giáo hội Công giáo quy định đeo ở ngón áp út bàn tay phải.
Đây là phong tục theo nền văn hóa. Tôi sống ở nước Nga người ta đeo ở ngón áp út (4) tay phải. Chắc hẳn độc giả xem và đọc có lần báo chí có đưa tin Tổng thống Putin đã ly hôn nhưng vẫn đeo nhẫn đó.
Thì thấy ai cũng đeo như vậy nên đeo theo thôi chứ có biết chi mô mà.
Nhẫn cưới là vật tượng trưng cho tình yêu. Nó thường được đeo ở ngón áp úp trái vì ngón này là ngón duy nhất trong 10 ngón có mạch máu chạy thẳng vào tim.
Thường đeo ở đó vì nó dễ cho sinh hoạt, ít bị vướng vứu chứ chẳng còn lý do nào khác! Nếu có cũng chỉ là lý do được thêu dệt nên thôi!
Vì ngòn đó là kim (trong ngũ hành).
Đơn giản là khi đeo ở đó cảm thấy thoải mái và ít bị vướng nhất trong tất cả các ngón.
Vì ở ngón áp út tập trung nhiều dây thần kinh liên quan đến cảm xúc.
Vì ngón áp út tay trái (tay nghịch) ít sử dụng. Nhẫn cưới đeo tay này ít bị hao mòn, móp méo, hư hỏng nên khi cần, đem tới cầm đồ hay bán được giá hơn.
Đơn giản vì chỉ ở ngón áp út tay trái có động mạch chạy thẳng đến tim.
Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ ( lấy lửa thử vàng)
Ngày trước là quan niệm. Ngày nay là bắt chước!
Đeo ngón này có nghĩa là có danh phận rồi!
Bố - Mẹ - Mình - Tình - Bạn
"Do đó người ta tin rằng có sự kết nối giữa bàn tay trái và tim được gọi là “Vena Amoris”, trong tiếng Latin có nghĩa là Tĩnh mạch của tình yêu". Đây là lý do thuyết phục đó quý vị ạ!
Theo nghiên cứu ở phương Tây, đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trái phổ biến trước khi y học phát triển, người Anh quan niệm rằng, tĩnh mạch từ ngón tay thứ tư trên bàn tay trái chảy trực tiếp về trái tim. Do đó người ta tin rằng có sự kết nối giữa bàn tay trái và tim được gọi là “Vena Amoris”, trong tiếng Latin có nghĩa là Tĩnh mạch của tình yêu.
Ngón áp út bàn tay trái ít phải dùng tới khi lao động. Ngón tay này chứa nhiều mạch máu dẫn tới tim.
Tôi không biết!
Một số người thích đeo như vậy hoặc do học theo những người đi trước, thấy đám cưới nào họ cũng làm vậy
Muốn hiểu thêm!
Trong rất nhiều vụ chó Pitbull cắn người mà không có sự can thiệp kịp thời, nạn nhân thường bị thương nặng hoặc tử...
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]