Vì sao người Trung Quốc yêu chó nhưng lại thích ăn thịt chó?
Chó đóng vai trò đặc biệt trong văn hóa Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia tiêu thụ thịt chó lớn nhất thế giới.
Chó được coi là biểu tượng may mắn ở Trung Quốc.
Lễ hội thịt chó diễn ra hàng năm ở thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc bất chấp lệnh cấm của chính quyền là một trong những chủ đề gây tranh cãi hàng năm ở Trung Quốc.
Nhân dịp năm mới Mậu Tuất 2018, hãy cùng nhìn lại vai trò của chó trong văn hóa Trung Quốc và vì sao người Trung Quốc lại tiêu thụ một lượng lớn thịt chó như vậy.
Gắn liền với con người
Chó được cho là đã được người Trung Quốc nuôi trong nhà từ cách đây hàng ngàn năm, theo các nhà khảo cổ. Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã biết sử dụng chó để đi săn.
Khi nền nông nghiệp phát triển, vai trò của chó ngày càng giảm đi nhưng không bị lãng quên. Chó trung thành với chủ nên đóng vai trò giống như “vệ sĩ”.
Chó cũng được coi biểu tượng may mắn đối với người Trung Quốc. Nếu một con chó hoang xuất hiện trước cửa nhà, đó là dấu hiệu cho thấy may mắn sẽ đến. Chó cũng là loài vật đặc biệt trung thành với chủ, dù nhà chủ nghèo hay giàu.
Đàn chó ngao Tây Tạng bị bỏ rơi ở Trung Quốc.
Tiếng chó sủa nhằm cảnh báo cho chủ khi có người xâm nhập. Hàng trăm năm trước, người Trung Quốc còn dự đoán điềm lành hay điềm xấu dựa vào số lượng tiếng chó sủa.
Người Trung Quốc thời xưa đã dùng chó làm thức ăn. Nhưng điều đó xảy ra một phần vì tình hình chiến tranh và loạn lạc thời nhà Hán và nhà Tấn, khi lượng thực cạn kiệt, theo nội dung trong cuốn sách San Zi Jing nổi tiếng của Trung Quốc.
Nhưng con chó nuôi trong nhà chết vì bệnh tật hoặc tuổi già cũng được tận dụng làm thức ăn. Chó bị thất sủng sau thời Hán vì đạo giáo coi loài vật này không sạch sẽ và ăn thịt chó là điều không tốt lành.
Dưới thời nhà Đường và nhà Tống, người Trung Quốc càng ít ăn thịt chó hơn. Ở thời đó, Phật giáo phát triển và theo nhân quả, khi giết hại hoặc ăn thịt những loài động vật có tâm linh cao, chúng sẽ theo ta để đòi nợ.
Đó là lý do những người sát sinh trâu, bò, chó, ngựa... thường lo lắng về việc mình gặp những điều xui xẻo, chịu quả báo về sau.
Tất cả là vì tiền
Các địa phương ở Trung Quốc luôn công bố mức tăng trưởng đáng kể hàng năm. Nhưng ở các khu vực hẻo lánh, nơi người dân có cuộc sống nghèo khổ, họ phải tìm đủ cách để kiếm tiền.
Thành phố Ngọc Lâm ở phía tây nam tỉnh Quảng Tây không phải là nơi chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa truyền thống cũng như không có các địa danh lịch sử nổi tiếng. Người dân ở đó nghĩ ra lễ hội thịt chó như một cách thu hút khách du lịch và nguồn đầu tư.
Những con chó bị đem đi giết thịt trong lễ hội thịt chó Ngọc Lâm ở Trung Quốc.
Lễ hội diễn ra vào tháng 6 hàng năm tiêu thụ tới 10.000 chó, mèo chỉ trong vài ngày. Nhưng con số đó cũng chưa là gì so với khoảng 10 triệu chó mèo bị giết thịt hàng năm ở Trung Quốc, theo Giám đốc điều hành tổ chức Động vật châu Á Jill Robinson.
“Lễ hội này thật khủng khiếp, nhưng vấn đề là rất rộng lớn. Chấm dứt lễ hội Ngọc Lâm là bước đầu tiên để kết thúc việc ăn thịt chó mèo trên khắp Trung Quốc", Robinson nói. Báo cáo 2016 cho thấy, việc ăn thịt chó xuất hiện cả năm ở Ngọc Lâm, với khoảng 300 con chó và mèo bị làm thịt mỗi ngày.
Bên cạnh đó, việc ăn thịt chó cũng thúc đấy nạn trộm chó phát triển, tạo nên nhiều thách thức đối với xã hội. Chó thịt bán ở chợ hay quán chủ yếu từ nguồn bắt trộm, vì phần lớn người nuôi quý chó, ít bán, mà cũng không có mấy trang trại nào nuôi nhiều chó chỉ để bán
Mới đây nhất, một người đàn ông ở Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, bị cảnh sát bắt giữ sau khi cố ý đâm trúng người đã bắt con chó cưng của mình.
Kẻ trộm chó chết ngay tại hiện trường. Kiểm tra xe của kẻ trộm chó, cảnh sát phát hiện ra thêm 6 chú chó bị nhét trong túi nilon đen.
Nếu người Việt coi chó là một phần của gia đình và rất tức giận khi chó bị trộm, tại sao họ lại ăn thịt chó?