Sự thật đẫm máu đằng sau việc Tần Thủy Hoàng ngày nay không còn hậu duệ?

Nhiều người lầm tưởng rằng Tần Thủy Hoàng chỉ có hai người con trai là Phù Tô và Hồ Hợi, nhưng sự thật là ông có rất nhiều con. Ngày nay ở Trung Quốc có nhiều người tự nhận mình là cháu chắt của các hoàng đế nổi tiếng, riêng Tần Thủy Hoàng lại không có hậu duệ.

Ít người biết rằng, Tần Thủy Hoàng có rất nhiều con trai (ảnh: Sunnews)

Ít người biết rằng, Tần Thủy Hoàng có rất nhiều con trai (ảnh: Sunnews)

Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng quét sạch 6 nước chư hầu, thu hết quyền lực trong tay mình với tham vọng xây dựng Trung Hoa thống nhất về mọi mặt. Ông mong muốn đế chế do mình sáng lập sẽ tồn tại cho tới “vạn thế”, nhưng sau khi nhà Tần diệt vong, hậu duệ của Tần Thủy Hoàng cũng không còn một ai. 

Theo Sohu, nhiều người ngày nay quá quen với cái tên Tần Thủy Hoàng mà quên mất rằng ông mang họ Doanh chứ không phải họ Tần. Tần Thủy Hoàng chỉ là tên hiệu, tên thật của ông là Doanh Chính – vua thứ 36 của nhà Tần.

Theo truyền thuyết, vị vua Tần đầu tiên là hậu duệ của Chuyên Húc – một trong Ngũ Đế cai trị Trung Hoa thời cổ đại – được ban thưởng đất Doanh (tên gọi cũ của nước Tần) ở phía tây Trung Quốc để ăn lộc, nên đổi sang họ là Doanh. Nguyên nhân của việc đổi họ này là do ở thời cổ đại, quan niệm dòng tộc và phả hệ của người Trung Quốc chưa mang tính chất “cha truyền con nối” khắt khe như thời phong kiến.

Hoàng tộc họ Doanh cai trị nước Tần từ năm 900 TCN, đến năm 221 TCN thì Tần Thủy Hoàng tiêu diệt 6 nước chư hầu, lập ra đế quốc Đại Tần.

Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Tần Thủy Hoàng có tổng cộng 33 người con. Trong đó có 20 người con trai và 13 người con gái. Mẹ của những người này không được lịch sử đề cập. Bản thân Tần Thủy Hoàng cũng không lập hoàng hậu và không có tài liệu lịch sử nào ghi chép vị hoàng đế này đặc biệt sủng ái ai. Hai người con trai nổi tiếng nhất, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của nhà Tần sau khi Tần Thủy Hoàng chết là Phù Tô (con trai cả) và Hồ Hợi (người con trai thứ 18, có thuyết nói là con trai út).

Hồ Hợi tàn sát anh em sau khi Tần Thủy Hoàng chết (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Hồ Hợi tàn sát anh em sau khi Tần Thủy Hoàng chết (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Nhiều người thắc mắc, Tần Thủy Hoàng có nhiều con như vậy, lại là hoàng đế, nhưng vì sao ngày nay không ai tự nhận là hậu duệ của ông?

Ở Trung Quốc ngày nay, những người trùng họ với vua chúa ngày trước có rất nhiều, ví dụ như họ Lưu (Lưu Bang), họ Triệu (Triệu Khuông Dận), họ Chu (Chu Nguyên Chương)… Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai mang họ Doanh – trùng với họ của Tần Thủy Hoàng. Điều này có liên quan mật thiết đến những biến động lịch sử sau cái chết của Tần Thủy Hoàng, theo Sohu.

Theo Sử ký, Phù Tô là người được Tần Thủy Hoàng lựa chọn để kế nghiệp. Nhưng do mâu thuẫn với cha về tư tưởng cai trị đất nước, Phù Tô bị Tần Thủy Hoàng điều ra biên giới, không giữ lại bên cạnh. Chính quyết định này khiến Phù Tô bị hoạn quan Triệu Cao và người em trai Hồ Hợi bày mưu hại chết. Trong lịch sử Trung Quốc xảy ra rất nhiều vụ anh em trong nhà tàn sát lẫn nhau để giành ngôi vua. Hồ Hợi cũng là người có dã tâm như vậy.

Sau khi lên ngôi, lấy hiệu là Tần Nhị Thế, Hồ Hợi vẫn “có tật giật mình”, luôn lo sợ bị những anh em khác tố cáo tội giết anh để cướp ngôi. Ông ta quyết định tàn sát tất cả. Việc Hồ Hợi giết anh em và những kẻ không tuân phục mình được Sử ký chép lại như sau:

Hồ Hợi lên ngôi, bàn với Triệu Cao tăng thêm nhiều luật lệ, có người không phục. Hồ Hợi bàn:

“Nhiều quan đại thần không phục ta. Các công tử (con trai Tần Thủy Hoàng) lại tranh giành với ta, bây giờ phải làm thế nào?”.

Triệu Cao cho rằng nên giết hết những người tỏ ý thái độ bất tuân và những quan lại bị Hồ Hợi ghét. Hồ Hợi khen “phải đấy” rồi ra lệnh giết hết các đại thần chống đối và các công tử. Trong số đó có công tử Tương Lư bị giam rồi bị giết sau cùng.

Sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều người oán giận (Tranh: Sohu)

Sự tàn bạo của Tần Thủy Hoàng khiến nhiều người oán giận (Tranh: Sohu)

Sử ký chép, Hồ Hợi sai sứ giả đến nhà lao, giục Tương Lư sao không chết cho sớm. Tương Lư nói:

“Lễ nghi trong triều, ta chưa bao giờ không theo. Ngôi thứ trong miếu đường, ta chưa bao giờ dám trái. Phụng mệnh và lời nói, ta chưa bao giờ lầm lỡ. Ngươi bảo ta có tội gì để chịu chết?”.

Sứ giả đáp: “Tôi không bàn việc ấy, chỉ đến làm phận sự”. Công tử Tương Tư nghe vậy liền kêu lớn một tiếng rồi rút gươm tự sát.

Theo Sohu, một số người con trai của Tần Thủy Hoàng đã thoát khỏi cuộc thanh trừng đẫm máu của Hồ Hợi. Họ bỏ trốn khỏi kinh thành Hàm Dương và thay tên đổi họ.

Năm 207 TCN, Hạng Vũ – viên tướng nước Sở có mối thù sâu sắc với Tần Thủy Hoàng – tiến quân vào Hàm Dương, lùng bắt tất cả hoàng tộc họ Tần rồi đem giết sạch. Hạng Vũ cho đốt cung A Phòng, nhiều người thuộc hoàng gia chết cháy trong đó. Tần Tử Anh (con trai Hồ Hợi, có thuyết nói là em trai Tần Thủy Hoàng) – vua thứ 3 của nhà Tần – ra đầu hàng cũng bị Hạng Vũ giết.

Sử ký chép, Hạng Vũ cầm đầu chư hầu, giết Tần Tử Anh và toàn bộ công tử vương tộc nhà Tần, diệt dòng họ Doanh, làm cỏ thành Hàm Dương, đốt cung thất cháy liền 3 tháng không tắt, lấy của cái châu báu nhà Tần cùng chia với chư hầu.

Sử ký chép thêm, ngày trước có Sở Nam Công – viên quan giỏi bói toán ở nước Sở – nói: “Sở tuy chỉ còn 3 hộ, nhưng diệt Tần chính là Sở”. Hạng Vũ thảm sát hoàng tộc nhà Tần chính là để ứng với lời tiên tri này. Họ Doanh vì vậy không còn sót lại hậu duệ nào.

Hạng Vũ – người tổ chức thanh trừng hoàng tộc nhà Tần (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Hạng Vũ – người tổ chức thanh trừng hoàng tộc nhà Tần (ảnh từ phim truyền hình Trung Quốc)

Nhiều nhà sử học Trung Quốc cho rằng, sau khi nước Tần bị diệt, nước Sở và Hán thay nhau lên nắm quyền. Con cháu của Tần Thủy Hoàng dù còn sót lại cũng không dám xưng là họ Doanh. Nhà Hán do Lưu Bang sáng lập tồn tại hơn 400 năm, họ Doanh vì thế càng thêm mai một. Mặt khác, Tần Thủy Hoàng khét tiếng trong lịch sử là hoàng đế bạo ngược, bị người dân căm ghét, nếu hậu duệ của ông còn lưu lạc trong dân gian, dù có biết về nguồn cội cũng không dám xưng họ là Doanh nữa.

Năm 1994, Trung Quốc tổ chức khai quật quy mô lớn lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Trong khi đào bới, các nhà khảo cổ phát hiện xác ướp một phụ nữ đang mang thai. Đây rất có thể là phi tần đang mang thai con của Tần Thủy Hoàng bị Hồ Hợi tuẫn táng trong lăng để đề phòng hậu họa cướp ngôi.

Sử ký chép, sau khi hại chết anh trai là Phù Tô, Hồ Hợi lo liệu việc chôn cất Tần Thủy Hoàng trong lăng mộ, bàn với Triệu Cao rằng: “Những người ở hậu cung của tiên đế cho ra ngoài thì không tiện, nên đem chôn sống theo”. Hậu cung của Tần Thủy Hoàng vì vậy mà sạch bóng mỹ nhân.

Theo Sohu, trước khi chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc đội quân bằng đất nung vì cho rằng đàn ông còn phải phục vụ chiến tranh, không thể chôn sống theo mình. Nhưng cung nữ và nô tì thì không có tác dụng gì, nên đem tuẫn táng. Hồ Hợi lợi dụng hủ tục tuẫn táng sau khi Tần Thủy Hoàng chết, chôn sống cả những phi tần đang mang thai con của cha mình.

Xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng (ảnh: Qulishi)

Xác ướp thai phụ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng (ảnh: Qulishi)

Với cuộc thanh trừng tàn khốc và quy mô lớn như vậy, khả năng những người con trai của Tần Thủy Hoàng thoát khỏi tay Hồ Hợi và Triệu Cao là rất thấp. Tuy nhiên Hồ Hợi không biết rằng, sau này cũng có người thảm sát con cháu mình như chính cách ông ta từng làm.

Không hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc trị vì mà không từng mắc phải sai lầm. Tần Thủy Hoàng cũng là một trong số đó. Ông có công lớn trong việc chấm dứt cuộc chiến tranh cát cứ thời Xuân Thu – Chiến Quốc kéo dài hàng trăm năm, thống nhất Trung Quốc trên nhiều phương diện. Nhưng sự bạo ngược và thiếu sáng suốt của Tần Thủy Hoàng lại là nguyên nhân trực tiếp đẩy hoàng tộc nhà Tần vào con đường tuyệt diệt.

Chuyện ly kỳ về báu vật dưới mộ cổ khiến Tần Thủy Hoàng phải đào để tìm

Sở hữu lăng mộ khổng lồ, xa hoa bậc nhất trong các vua chúa Trung Quốc, nhưng Tần Thủy Hoàng vẫn chưa thỏa mãn mà đêm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn về vị vua Tần Thủy Hoàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN